Friday, April 5, 2013

ĐEM HÀI CỐT ĐỒNG ĐỘI TRỞ VỀ / RETURNING CASUALTY.


 
(Bài thứ nhứt)


Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã được thành lập từ năm 1955 để bảo vệ sự tự do và vẹn toàn lãnh thổ của Miền Nam Việt Nam. Những chiến sĩ của chúng ta chẳng may bị hy sinh trên trận địa, đều được chôn cất một cách trang nghiêm tại những Nghiã Trang Quân Đội ở khắp bốn vùng chiến thuật,
Trong số các nghĩa trang này, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là lớn nhất.
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là sáng kiến của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, được khởi công xây cất từ năm 1965, nằm trên một khu đồi thấp của Quận Dĩ An, tỉnh Biên Hòa.
Tên gọi đầu tiên của nghiã trang là “Nghĩa Trang Quân Đội“, nhưng sau đó được đổi tên là “Nghĩa Trang Quốc Gia“, là nơi an nghĩ ngàn thu cho tất cả các quân nhân, từ Tướng lãnh, Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Binh sĩ và các thành viên chính phủ bao gồm các cơ quan Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp.
Nghĩa Trang có hình con ong trên một diện tích ước chừng 125 hectares, bao gồm:

* Tượng Thương Tiếc:
Ở ngay cổng vào bên cạnh xa lộ Saigòn – Biên Hòa, tạc bởi Điêu Khắc Gia Đại Úy Nguyễn Thanh Thu.

* Đền Tử Sĩ:
Với Cổng Tam Quan tôn nghiêm và 7 tầng bậc cấp dẫn lên lối vào Đền.

* Nghiã Dũng Đài: Là phần chính của nghĩa trang, nằm nơi cao nhất của đồi, với Vành Khăn Tang vĩ đại bao quanh cây kiếm cụt ngọn (biểu tượng của người chiến binh tử trận) bằng béton cốt sắt, vẽ kiểu bởi Điêu Khắc Sư Lê Văn Mậu.
Xung quanh Nghĩa Dũng Đài là 8 Khu mộ tử sĩ đặt tên từ A tới I (không có Đ và F).

Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn (mặc áo Tshirt mầu vàng) và ông Nguyễn Đạc Thành (mặc suits mầu đen) cùng Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Bình Dương đang thắp nhang cầu nguyện cho vong hồn 16,000 Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa.
Tới nơi, hai ông còn đứng thắp nhang cầu nguyện cho những người đã chết, rồi lại cùng nhau đi vòng vòng chỉ cho nhau những điều đã làm, những điều phải làm để trùng tu lại Nghĩa Trang.

* Ngày Mùng Bẩy Tháng Ba Năm 2013:
Người Việt hải ngoại và trong nước chưa hết ngạc nhiên, thì vào buổi chiều
Ông nói trên, ông Nguyễn Đạc Thành lại đón tiếp thêm một vị thượng khách nữa: Ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Saigòn, đến thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.

Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân (bên trái) và ông Lê Thành Ân đang thắp nhang.
Cũng như ông Sơn, ông Ân đã thắp nhang cầu nguyện cho những Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa được chôn cất trong nghĩa trang, rồi sau đó lại cùng ông Thành đi thăm chung quanh Nghĩa Trang.
Nhìn vào những tấm hình chụp các quan khách đi thăm Nghĩa Trang, chúng ta đều thấy trọng tâm của họ đặt vào Nghĩa Dũng Đài, gồm có một cột bê tông cao vút, tượng trưng cho thanh kiếm cụt cắm vào trong đất và vành khăn tang bao phủ bên ngoài. Phía trong và ngoài của Nghĩa Dũng Đài đã được lát gạch trồng bông, và bàn thờ được xây ở ngay lối vào của đài.
Cũng trong cả hai lần tiếp khách, ông Thành đều đưa hai vị khách này đi rảo chung quanh đài để chỉ cho họ thấy nhưng điều mình muốn làm. Trong website của VAF, ông Phó Chủ Tịch của hội đã viết một lá thư, giải thích rằng hội VAF, với sự giúp đỡ của chính phủ Hoa Kỳ đã được chính phủ Việt Nam chấp thuận cho trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.
Ông Thành chỉ còn chờ giấy chấp thuận của UBND tỉnh Bình Dương là sẽ bắt đầu công việc.

Bạn và tôi, và hàng triệu người Việt Tỵ Nạn ở khắp nơi trên thế giới đều rất lấy làm ngạc nhiên đến độ khó hiểu về sự việc trùng tu Nghĩa Trang Biên Hòa:

* Thủ Tướng chính quyền Hà Nội Nguyễn Tấn Dũng đã gởi thơ cho Bộ Ngoại Giao, cho phép VAF được trùng tu lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, và gởi tới UBND tỉnh Bình Dương để nơi đây trực tiếp cấp giấy phép cho VAF trùng tu lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa?

* Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn đích thân đến Nghĩa trang, cùng với ông Nguyễn Đạc Thành thắp nén nhang cầu nguyện cho vong hồn các Tử Sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, xin vong linh người đã chết phù hộ cho đất nước được Thanh Bình?

* Tổng Lãnh Sự Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Saigòn cũng đã đến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa thắp nhang cầu nguyện cho các tử sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và sẵn sàng hỗ trợ ông Thành và nhóm VAF trùng tu lại Nghĩa Trang?

Suy nghĩ tới lui, từ ngạc nhiên, khó hiểu đi tới những tình cảm thiêng liêng:
Tình  "Huynh Đệ Chi Binh".
Vì nhiệm vụ của người lính là phải đem hài cốt đồng đội trở về,
Cộng với tình người, với lòng nhân đạo,
Đa số các chiến binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã vui mừng cám ơn hội Vietnamese American Foundation, cám ơn The Returning Casualty, cám ơn ông Nguyễn Đạc Thành đã giúp họ đem hài cốt đồng đội trở về và trùng tu lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.

Tất cả anh em đồng thuận sẽ ủng hỗ trợ tiền bạc và nhân sự cũng như vật lực để hỗ trợ công việc làm hoàn toàn vì Tình Người, Nhân Đạo và đầy Tình Huynh Đệ Chi Binh của VAF và ông Nguyễn Đạc Thành.

Một chiến hữu của chúng ta đã viết lên lời kêu gọi như sau:
Lời Kêu Khẩn ThiếtSau một thời gian thu lượm thông tin lẫn thăm viếng thực địa, tôi viết bài ngắn gọn này nhằm kêu lên lời khẩn thiết: Nghĩa Trang đang lâm nguy! đồng thời cũng là Bản Tố Cáo Tội Ác thâm độc của VC đối với 20.000 anh linh người quá cố ba bốn chục năm trước!
Người Việt trong và ngoài nước hãy chung tay đoàn kết, có hành động thực tiễn nhanh nhất có thể, ngăn chận ngay sự xâm hại độc ác đang âm thầm diễn ra cho các anh linh tử sĩ quốc gia ở Nghĩa Trang Biên Hòa.
Nếu chúng ta cứ lơ là bỏ quên mối nguy này thì chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, Nghĩa Trang sẽ bị phá hỏng hết, lúc đó có nói gì làm gì thì cũng đã quá muộn!
Cúi đầu Cầu xin chư anh linh tử sĩ quốc gia phù hộ cho lời kêu cứu này được anh em quốc gia tiếp sức và có kết quả nhanh chóng!
Lê Tùng Châu – Saigon, Vietnam – Thursday, October 6, 2011
Viết trong nước mắt…
 
Một chiến hữu khác, Mũ Nâu Canada, đã cảm hứng làm bài thơ như sau:
MUÔN  VÀN  CẢM TẠ
NHỮNG TẤM LÒNG VÀNG ĐÃ VÀ ĐANG GÓP CÔNG , CỦA TRÙNG TU
NGHĨA TRANG TỬ SĨ QĐVNCH BIÊN HÒA .
 
XIN KÍNH CẨN TẠ ƠN NGƯỜI ĐẠI LƯỢNG
ĐẸP MỘ PHẦN KẺ VÌ NƯỚC NẰM ĐÂY
BA TÁM NĂM HOANG PHẾ CHẲNG AI HOÀI
ĐÒN THÙ VẪN NHẬN TỪ NƠI LOÀI QUỶ ĐỎ
 
TIM BÓP CHẶT KHI NGHE TIN … PHƯƠNG ĐÓ
LỆ NGẬP NGỪNG , MẮT HOEN ĐỎ … MỪNG VUI
DÂNG NÉN HƯƠNG TẠ TIÊN TỔ , ĐẤT TRỜI
HỒN TỬ SĨ VẪN NGÀN ĐỜI UY DŨNG
 
MỘT LẦN NỮA, TẠ ƠN NGƯỜI ĐẠI LƯỢNG
XIN ƠN TRÊN BAN MUÔN PHƯỚC CHO NGƯỜI
NÉT SON NÀY SẼ MÃI MÃI MÀU TƯƠI
NGHĨA CỬ ẤY SẼ ĐỜI ĐỜI LƯU DẤU
 
HỒN TỬ SĨ TỪ MUÔN NƠI , VẠN NẺO
NƯƠNG VỀ ĐÂY … THEO GIÓ , BÃO , MƯA , GIÔNG
VUNG GƯƠM THIÊNG , KHÍ PHÁCH GIỐNG TIÊN RỒNG
PHÙ NON NƯỚC SỚM THOÁT VÒNG Ô NHỤC .
 
MŨ NÂU CANADA .

Nhưng cũng có nhưng người khác, từ ngạc nhiên, khó hiểu, đã sinh ra nghi ngờ thiện ý của Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Chính Phủ Hà Nội, kiêm Chủ Nhiệm Ủy Ban Nhà Nước về Người Nước Ngoài, và tấm lòng vì đại nghĩa, vì tình đồng đội của Thiếu Tá Thiết Giáp Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Đạc Thành.
Họ cho rằng, đó chỉ là trò . . . "Mèo Khóc Chuột", đó chỉ là một trong những mánh khóe của Hà Nội đưa ra hòng dụ dỗ sự nhẹ dạ và dễ tin của tập thể Người Việt Hải Ngoại mà thôi.
Những người này còn cho rằng, ông Nguyễn Đạc Thành đã rơi vào cái bẫy . . . Hòa Hợp Hòa Giải của Việt Cộng.
Hãy cứ để hài cốt của các chiến hữu chết trong các trại tù "Cải Tạo" ở ngay nơi họ chết giữa rừng núi đó để làm chứng tích sự dã man tàn bạo của Việt Cộng.   
Hãy cứ để Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa nguyên trạng bị tàn phá, hãy cứ để những rễ cây đâm thủng các ngôi mộ của các tử sĩ, để chứng minh cho thế giới biết sự thâm thù của Cộng sản đã và đang tàn phá nghĩa trang của những người lính Cộng Hòa.
Họ cho rằng, Nguyễn Đạc Thành đã toa rập với Nguyễn Thanh Sơn, đổi tên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa thành Nghĩa Trang Nhân Dân Dĩ An, với mục đích sẽ biến nghĩa trang đang là của Lính Cộng Hòa, trở thành nghĩa trang của quân đội nhân dân . . . chống Mỹ cứu nước:
Thì ra, bọn VC đã đổi tên “Nghĩa Trang Biên Hòa” thành “Nghĩa Trang Nhân Dân Huyện Dĩ An”đễ xí gạt Người Việt hãi ngoại.
 Quân đội nhân dân là bộ đội Việt cộng; Quân đội Việt Nam Cộng Hòa là lính của miền nam Việt Nam đấu tranh để bảo vệ tổ quốc trước họa xâm lăng của cộng sản. Việc đổi tên “Nghia Trang Quân Đội Biên Hòa” thành “Nghỉa Trang Nhân Dân Huyện Dĩ An” là một âm mưu rất lớn của Việt cộng, chúng sử dụng hai chử “nhân dân” rất thâm độc, nhằm đánh lừa các thế hệ nối tiếp trong nước và hải ngoại không biết gì về cuộc chiến Việt Nam rằng trên 16,000 tử sĩ nằm tại đây không phải là anh hùng tử sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa mà là ”quân đội nhân dân” của chế độ Cộng hòa xã hội chủ nghỉa Việt Nam, đã hy sinh vì bác và đảng, chứ không phải chống bác và đảng để bảo vệ tự do cho miền nam Việt Nam . . .
Từ đả kích việc chung, có người còn đi vào chi tiết hơn, tìm cách nhục mạ tư cách của ông Thành đến cùng cực:
Ô. Võ văn Sĩ , cựu Thiếu Tá Công Binh QLVNCH hiện cư ngụ tại San Jose tố giác Ô. Nguyễn Đạc Thành là cựu Thiếu Tá Pháo Binh QLVNCH có nhữnh hành vi tồi tệ trong thời gian học tập cải tạo , làm  Đội trưởng đội Z30B ( trại Gia Rai- Ông Đồn ) vào những năm từ 1981 đến 1988
Nhận được lời tố giác này, Ô. Nguyễn Đạc Thành đã gửi Email đến Ô. Võ Văn Sĩ thách thức như sau:
1.- Nếu ông Sĩ trưng đũ chứng cớ tôi, Nguyễn Đạc Thành, Chũ Tịch Vietnamese American Foundation là đội trưởng của ông tại Z30B và là Thiếu Tá Pháo Binh, khóa 07 Thũ Đức  – thì ông thắng cuộc.
Tôi sẽ qùy xuống trước mặt ông và hai trọng tài – tự tay tôi rút khẫu súng nhỏ, chĩa vào trán của tôi và bóp cò, TỰ SÁT. Tôi sẽ lưu lại thư cho biết tôi tự sát, đễ  không ai liên lụy.
 2.- Nếu tôi đưa ra bằng chứng, có chứng nhân, tôi  KHÔNG PHẢI LÀ SĨ QUAN PHÁO BINH – KHÔNG LÀM ĐỘI TRƯỞNG CỦA ÔNG VÀ KHÔNG PHÃI LÀ SỈ QUAN KHÓA 07 THỦ ĐỨC – Ông là người thua cuộc,
ÔNG CHỈ CẦN QUỲ XUỐNG TRƯỚC MẶT TÔI, XIN LỖI VÀ TỰ NHỖ MỘT BÃI NƯỚC BỌT, CÚI     XUỐNG LIẾM SẠCH là xong..
Nếu ông là người có Liêm sĩ, có danh dự, chấp nhận sự thách thức nầy.Tôi yêu cầu ông trã lời tôi trong vòng 07 ngày và cho phép ông 07 ngày tìm chứng cớ.
Ông Sĩ không trả lời email này của ông Thành. Hiện ông Thành còn giữ email của ông Sĩ.

Chúng ta, những người quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, có tình cảm và có nhiệm vụ đem hài cốt của các chiến hữu của chúng ta về tẩm liệm cho họ, và tu sửa lại nghĩa trang của quân đội của mình.
Chúng ta, thân nhân của những người lính đã bị chết sau tháng Tư năm 1975, ở các chiến trường, các trại tù “Cải Tạo” khắp nơi từ Nam ra Bắc, các bạn rất muốn đem hài cốt của thân nhân về chôn cất tử tế cho họ. Đúng như vậy!
Tuy nhiên, vì chúng ta đang sống ở một xã hội tự do, nên bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể có ý kiến về việc này. Những ý kiến của chúng ta đôi khi hòa hợp với nhau, nhưng cũng có đôi khi trái ngược nhau, xung khắc với nhau. Đó là đặc điểm của một xã hội tự do dân chủ vậy.

Nhưng, những ý kiến của chúng ta phải đặt trên căn bản:
TÌNH ĐỒNG ĐỘI – TÌNH HUYNH ĐỆ CHI BINH – TÌNH NGƯỜI.
Trong lịch sử cũng như quân sử của các quốc gia trên thế giới, sau chiến tranh, các chính phủ của những quốc gia lâm chiến, những chiến sĩ đã tham dự những trận chiến đó – dù là bại trận hay thắng trận – đều đã ra công tìm kiếm hài cốt của những chiến binh của họ mà đem về chôn cất một cách trang trọng với đầy đủ lễ nghi quân cách.
Hãy nhìn vào những quốc gia tham chiến ở Việt Nam: Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân . . . Họ đều đã đi tìm và đem hài cốt của tất cả những chiến binh bị mất tích trong trận chiến về nhà. Vậy thì tại sao chúng ta không những không đi tìm, không đem hài cốt của những chiến hữu của chúng ta về, lại ngồi đó mà chỉ trích những người đã bỏ công bỏ sức ra làm chuyện đó cho chúng ta?
Người lính, dù là ở bất cứ quân chủng nào, của bất cứ một quân đội nào, cũng đều được huấn luyện để chúng sống và cùng chiến đấu cùng với các bạn đồng ngũ của mình. Ngay từ trong quân trường, người lính đã được học về tình đồng đội, gọi là "Huynh Đệ Chi Binh".
Khi ra đơn vị, người lính được điều động vào những tiểu đội hoặc trung đội hoặc đại đội hay tiểu đoàn . . . để cùng những bạn đồng ngũ chiến đấu chống kẻ thù chung. Cùng tham dự những cuộc hành quân, cùng chia sẻ với nhau những hiểm nguy nơi chiến trường, giữa những người lính với nhau đã nẩy sinh ra tình bạn bè thân thiết. Tình bạn phát sinh ra từ những liên hệ sinh tử này, có khi gần gũi và thân mật hơn tình anh em ruột thịt nữa. Trong khi giao chiến với địch, nếu phải tấn công một mục tiêu nào đó, những chiến binh trong cùng một tiểu đội sẽ hỗ trợ cho nhau để cùng xung phong hoặc là người này bắn che cho người kia để tiến tới. Nếu chẳng may,  một người lính bị vây hãm,  người bạn của anh ta sẽ tìm mọi cách để phá vòng vây mở đường máu cho người bạn mình rút về phòng tuyến an toàn. Cuối cùng, khi bất biến, một người lính bị thương hoặc bị chết, những người bạn khác chắc chắn sẽ tìm đủ mọi cách để lên đến tận nơi người bị nạn đang nằm, để kéo anh ta về nơi an toàn để băng bó hoặc để vuốt mắt cho người chiến hữu rồi gói thân xác anh ta vào poncho mà gởi trở về hậu cứ lo tẩm liệm. Nếu vì bất cứ lý do nào mà người lính không lấy được xác của đồng đội minh ngay trong lúc giao chiến, ngày hôm sau, hoặc bất cứ ngày nào tình hình cho phép, người lính cũng sẽ trở lại chiến trường cũ để tìm và đem hài cốt của đồng đội của mình về.

Việc đem hài cốt của người chết trở về, đối với người lính, họ thể hiện tình Huynh Đệ Chi Binh với nhau, nhưng đối với quân đội, đó là một nhiệm vụ, một điều luật bắt buộc.

Ở mỗi trận điạ, khi cuộc chiến tàn, các đơn vị trưởng phải báo cáo số tổn thất của binh sĩ, số còn lại và số mất tích, và sau đó giao nhiệm vụ cho một toán lính lo đi tìm những đồng đội đang bị thương nơi chiến trường và dem xác những đồng đội xấu số trở về. Việc đi giải cứu thương binh và thâu thập hài cốt tử sĩ là một việc làm rất quan trọng mà đơn vị trưởng phải làm, dù rằng việc giải cứu và thâu thập hài cốt này có làm chậm cuộc hành quân tiếp theo hoặc là có thể gây ra thêm những chết chóc cho toán giải cứu.
Đối với người lính, việc giải cứu thương binh và thâu thập hài cốt tử sĩ là một niềm an ủi và động lực giúp cho những người lính vững lòng chiến đấu, vì họ biết chắc rằng, nếu họ có mệnh hệ nào, những bạn bè đồng ngũ và cấp chỉ huy sẽ không bỏ rơi họ, sẽ đi tìm kiếm và đem họ trở về hậu cứ an toàn.
Đối với thân nhân người tử sĩ, những bậc cha mẹ, những người vợ, người con của tử sĩ cũng có một niềm an ủi lớn lao là khi người con, người chồng, người cha của họ bị chết, đã được các đồng đội và các cấp chi huy lo chu đáo việc thu hồi thân xác và chôn cất người thân của họ một cách xứng đáng.
Bạn và tôi, những người Lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, là những ngừoi hơn ai hết, đã hiểu rõ và đã quyến luyến các bạn bè đồng ngũ của mình rất nhiều, tình Huynh Đệ Chi Binh giửa bạn và các chiến hữu của chúng ta chắc chắn cao hơn bất cứ thứ tình cảm bạn bè nào khác. Cuộc chiến chống Cộng sảm xâm lược suốt hơn hai mươi năm đã chứng minh điều này.  

NGUYỄN KHẮP NƠI
(Tiếp theo kỳ tới)
**************************

ĐEM HÀI CỐT ĐỒNG ĐỘI TRỞ VỀ –

RETURNING CASUALTY

NGUYỄN KHẮP NƠI. 

(Bài Thứ Hai)


Tại sao lại có những người không muốn đem hài cốt của tử sĩ trở về? Tại sao lại có những người không muốn trùng tu lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa? Những người tử sĩ đã hy sinh mạng sống của họ để bảo vệ cho nước Việt Nam Tự Do, để bảo vệ chính mạng sống của chúng ta. Chúng ta còn sống được đến ngày hôm nay cũng là nhờ sự hy sinh của họ. Vậy thì tại sao bây giờ chúng ta sống đầy đủ về cả tinh thần lẫn vật chất, chúng ta lại không nghĩ đến họ, không cho họ được mồ yên mả đẹp? Những người chống lại việc làm của ông Nguyễn Đạc Thành và nhóm VAF dựa vào hai lý luận: Không tin vào lời nói cùng hành động của Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hà Nội Nguyễn Thanh Sơn và kết án Nguyễn Đạc Thành đã cấu kết với Việt cộng để xí gạt đồng bào hải ngoại:
Việc Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn thăp nhang cầu nguyện cho những Tử Sĩ Việt Nam Công Hòa chỉ là một hành động "Mèo Khóc Chuột" ? Con mèo sau khi ăn thịt con chuột, muốn đóng kịch để làm cho những con vật khác khác không nhận ra hành động tội lỗi của mình, đã giả bộ ăn năn, khóc lóc thương tiếc con chuột đã bị ăn thịt, để rồi lại tìm dịp ăn thịt những con chuột khờ khạo khác. Nếu cho rằng, Việt Cộng là con mèo: Sau hơn 38 năm xâm chiếm miền Nam, bọn Việt cộng đã làm đủ mọi hành động trả thù, ăn hiếp người Việt Quốc Gia rồi, cả thế giới, không một ai bênh vực chúng ta lấy nửa lời. Việt cộng đã đem chúng ta đi giam hãm ở những nơi hoang vu thâm sơn cùng cốc, giết chúng ta không thuơng tiếc mà cũng không một ai nhỏ một giọt lệ tiếc thương, thì con mèo Việt cộng đâu cần phải làm bộ đóng trò, Việt cộng đâu cần lấy lòng ai nữa mà bảo rằng chúng làm cái chuyện ruồi bu khóc chuột? Nếu đến thời điểm này mà chúng ta vẫn còn tự cho chúng ta chỉ là một con chuột, mặc tình cho con mèo Việt cộng hù dọa lừa lọc, thì đó là một hành động tự hạ mình quá đáng. Chúng ta, những người Việt Tỵ Nạn, đang sinh sống ở những quốc gia tự do, chúng ta có đầy đủ trí óc, đầy đủ suy nghĩ, không bị bất cứ một áp lực nào của Viêt cộng, thì không thể nào chúng ta trở thành những con chuột ngu đần tin vào sự khóc lóc của con mèo Cộng sản, để cho chúng dụ dỗ, để cho chúng lường gạt! Chúng ta đang ở hải ngoại, đang ở thế mạnh về ngoại giao, chúng ta là những người cầm Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trấn giữ tất cả các cửa ải trên thế giới, không cho lá cờ đỏ lan ra bất cứ nơi nào chúng ta đang sinh sống. Cộng sản ở thế mạnh sẽ đánh chúng ta tan tác, chúng chỉ chịu đàm phán khi đang bị thua. Bây giờ chúng chịu thắp nhang cầu nguyện cho tử sĩ của chúng ta tức là chúng đang ở thế yếu, tại sao chúng ta không đoàn kết lại đặt điều kiện bốc hài cốt đồng đội và trùng tu mộ phần của các tử sĩ, giữ lại tên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, mà lại tự thụt lui để đánh phá lẫn nhau? Tại sao chúng ta không suy nghĩ rằng bọn Việt Cộng đang muốn lấy lòng chúng ta để mai mốt đây, nếu chúng phải . . . di tản ra khỏi nước để tránh Tầu cộng ngoại xâm, chúng mong được chúng ta tiếp đón? Chúng ta hãy lợi dụng thế mạnh này mà tiến tới, đòi hỏi quyền lợi của mình chứ! Có người lại cho rằng, Việt cộng đổi tên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa thành “Nghĩa Trang Nhân Dân Huyện Dĩ An” là để xí gạt đồng bào hải ngoại? Xin thưa, việc đổi tên này đã có từ năm 2006 rồi, chứ không phải là mới đây chúng mới đổi để xí gạt người Việt hải ngoại chúng ta đâu. Từ khi chiếm được miền Nam, bọn Việt cộng muốn làm gì thì làm, giết người cướp của chúng còn dám làm thì xá chi cái việc đổi tên một cái nghĩa trang! Từ năm 1975, chúng đã phá mộ bia, trồng cây cho rễ đâm thủng vào quan tài của các chiến sĩ của ta rồi chứ chúng đâu có hù dọa, xí gạt chúng ta đâu! Trở lại quá khứ, khi Tổng Thống Mỹ George Bush viếng thăm Việt Nam, không biết ông có khuyến cáo gì không mà chỉ một tuần lễ sau, Nguyễn Tấn Dũng đã ký: Quyết định số: 1568/QÐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm 2006 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Ðất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Xét đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, QUYẾT ÐỊNH: Ðiều 1: Ðồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương do Quân khu 7, Bộ Quốc phòng quản lý sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương. Ðiều 2: Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương:… Chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật. Ðiều 4: Bộ Quốc phòng (Quân khu 7) thực hiện việc di chuyển .. hoàn tất trong tháng 7 năm 2007. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (ấn ký) (Tài liệu trên web) Mọi người trong chúng ta đều biết việc đổi tên này từ lâu rồi. Nay một số người vô tâm, khi thấy nghĩa trang sắp được trùng tu, họ có dã tâm không muốn cho các tử sĩ được trở về, nên mới làm bộ hô hoán lên để đánh lạc hướng đi của người khác mà thôi. Chính những người này mới là đang xí gạt những người khác đó. Khi nói chuyện với ông Nguyễn Đạc Thành qua điện thoại, vào ngày Thứ Ba 26 03 2013 (giờ Úc Đại Lợi), ông cho biết, trong đơn xin trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, ông đã đề cập rõ ràng: “Trùng tu có nghĩa là làm lại nguyên trạng những gì đã có tại nghĩa trang từ trước tới nay, bao gồm những kiến trúc, mộ phần và tên của nghĩa trang.“ Chúng ta hãy hiểu rõ câu nói này và hãy hy vọng chuyện đó sẽ xẩy ra. Cũng có người cho rằng, ông Nguyễn Đạc Thành đã . . . khúm núm "đi xin" Cộng sản cho bốc mộ tử sĩ. Những vong hồn của các tử sĩ thà chết vinh chứ không thể quỵ lụy van xin Cộng sản được. Xin thưa rằng, kể từ Tháng Tư Năm 1975, đất nước Miền Nam đã không còn là của chúng ta nữa. Chủ quyền đã đổi qua tay bọn Cộng sản rồi, và chúng ta cũng đã bỏ nước ra đi rồi. Do đó, muốn trở lại thăm cha mẹ, vợ con, anh em tại Việt Nam, chúng ta đều phải làm đơn xin visa, chụp hình đóng dấu đường hoàng. Một số anh em đi về thăm nhà còn phải . . . lòn tiền đô la dưới tấm visa để mong không bị làm khó dễ. Đó mới là khúm núm, đó mới là đi xin, đó mới là nhục nhã đó! Trường hợp của ông Nguyễn Đạc Thành và nhóm VAF, đương nhiên là họ phải làm đơn xin bốc mộ và xin trùng tu nghĩa trang rồi. Khi được Tỉnh Ủy Bình Dương mời về họp bàn về vấn đề trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, ông cứ thế đứng thẳng mà qua cửa ải quan thuế phi trường chứ không phải lòn tiền dưới visa. Hãy nhìn lại những tấm hình ông chụp chung với Thứ Trường Bộ Ngoại Giao Hà Nội Nguyễn Thanh Sơn: Ông Thành không hề có thái độ khúm núm xin xỏ như người ta đổ tội cho ông, trái lại, chúng ta thấy ông đứng thẳng lưng, dáng điệu nghiêm trang, đường hoàng, mạnh mẽ, đưa tay chỉ đông chỉ tây.
Ông Nguyễn Đạc Thành (mặc suites đen) đang chỉ những nơi ông muốn sửa chữa cho ông Nguyễn Thanh Sơn (áo Tshirt vàng).
Rõ ràng, đó là dáng điệu của một người đang đòi hỏi quyền lợi của mình, hoặc là tư cách của một người chủ đang giới thiệu nghĩa trang của mình cho ông Sơn vậy. Đó mới là tư cách của một người Lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cuối cùng, có người lại cho rằng, ông Nguyễn Đạc Thành đã bị bị Cộng sản dụ dỗ, ông đã thay đổi, đang thi hành "Nghị Quyết 36" cho Việt cộng. Nói cho rõ hơn, họ cho rằng ông Thành đang làm công việc "Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc". Hòa Hợp Hòa Giải chỉ có thể xẩy ra khi hai phe đều có chính quyền, hai bên hợp lại với nhau để đưa ra một chính quyền mới, theo ý của Việt cộng. Đó là trường hợp của "Thành Phần Thứ Ba" mà ông Dương Văn Minh đã làm trước năm 1975. Hiện tại, ông Thành chỉ là chủ tịch của một hội đoàn đi tìm đồng đội đã chết để đem thân xác họ về với gia đình. Trên tay ông Thành tôi nghĩ chỉ có vài tờ đơn thôi chứ ông không có một cái gì để mà trao đổi, để mà hòa hợp với Cộng sản cả. Hơn nữa, ông Nguyễn Đạc Thành chẳng đại diện cho ai, ông chỉ đại diện cho chính ông và nhóm VAF, việc làm của ông liên quan tới người chết chứ không liên quan tới người còn sống. Ông Thành chắc chắn không phải là thành phần mà Việt cộng nhằm tới để thuơng thuyết hòa giải. Nếu bất cứ người Việt Nam nào, hễ tiếp xúc với Cộng sản đều bị coi là “Hòa Hợp Hòa Giải Với Việt cộng“, thì tại sao chúng ta không kết tội những người đã đem tiền về buôn bán, làm ăn với Việt Cộng? HẬU QUẢ CỦA VIỆC TỪ CHỐI GIÚP ĐỠ NHỮNG NGƯỜI LÍNH ĐI TÌM HÀI CỐT ĐỒNG ĐỘI VÀ TRÙNG TU NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA. Việc đem hài cốt đồng đội trở về, việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là một việc đáng làm và phải làm. Ai làm việc này cũng được. Hội Vietnam American Foundation, nhóm Returning Casualty hoặc bất cứ nhóm nào, cá nhân nào cũng có thể làm. Nếu chúng ta không có dịp hoặc có khả năng làm chuyện này, chúng ta có thể nhờ bất cứ ai trong đám anh em chúng ta làm dùm. NHƯNG: -Nếu anh em quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và thân nhân của những Tử Sĩ không đồng ý tham gia vào việc tìm và mang hài cốt đồng đội về với gia đình. -Nếu anh em quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và thân nhân của những Tử Sĩ không đồng ý tiếp tay vào việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa: Chúng ta sẽ là những quân nhân đầu tiên trên thế giới từ chối nhiệm vụ đem xác đồng đội trở về. Chúng ta sẽ là những quân nhân đầu tiên trên thế giới từ chối việc trùng tu, gìn giữ mộ phần cho những tử sĩ của quân đội mình. Những danh từ hoa mỹ ngày nào chúng ta nói với nhau, ghi vào sách vở, chép vào những bản nhạc: Nào là Tình Huynh Đệ Chi Binh, nào là Tình Quân Dân Cá Nước, anh tiền tuyến em hậu phương . . . chỉ là những danh từ rỗng tuếch, vô ý nghĩa, chót lưỡi đầu môi mà thôi. Chúng ta chỉ là những kẻ đạo đức giả, là con người mà không có tình người. Chính chúng ta mới là những con mèo quân nhân khóc cho con chuột tử sĩ mà thôi. Khi chúng ta nhìn thấy rõ ràng trong hình ảnh, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hà Nội thằp nhang đứng cầu nguyện cho các Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, một số anh em trong chúng ta quá ngạc nhiên, nghĩ rằng đó chỉ là một ngón đòn lừa bịp gì đó của Cộng sản, nên họ đã lùi lại, không dám tiếp tay với ông Nguyễn Đạc Thành để làm công việc nhân đạo cho các Tử Sĩ của mình. Đó mới là cái ngón đòn hiểm độc của Việt cộng đó. Việt cộng đã đoán trước là anh em chúng ta vì luôn luôn có lòng nghi ngờ những gì Cộng sản nói, nên chúng mới làm một công việc mà chúng ta luôn luôn nghĩ rằng họ không bao giờ làm: Thắp nhang cầu nguyện cho các Tử Sĩ của chúng ta. Khi chúng ta nghi ngờ, đứng thụt lui lại đằng sau không dám tiếp tay, tức là tự chúng ta đã làm mất cái chính nghĩa Huynh Đệ Chi Binh của chúng ta rồi đó. Bọn Việt cộng từ trước tới nay muốn phá bỏ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nhưng mà vẫn sợ nhân dân trong nước phản đối, vẫn sợ anh em chúng ta ở ngoại quốc phản đối, vẫn sợ công luận thế giới phản đối, nên mới giả bộ mời chúng ta về tiếp tay trùng tu lại mộ phần tử sĩ của mình. Khi không một ai trong chúng ta bầy tỏ ý định tiếp tay trùng tu nghĩa trang, bọn Việt cộng sẽ để một thời gian nữa rồi âm thầm cho phá hết mộ bia, đào xới hết cả nghĩa trang lên để mà làm bất cứ chuyện gì chúng muốn làm. Lúc đó, chúng ta chỉ đứng nhìn thôi chứ còn nói gì, còn làm gì nữa bây giờ? Giả dụ, khi bọn Việt cộng phá mồ mả của các chiến sĩ của chúng ta, các hội đoàn từ thiện trên thế giới thấy vậy mới phản đối chúng và làm đơn xin trùng tu giữ gìn nghĩa trang, lúc đó, chúng ta cũng đứng nhìn họ làm hay sao? Vì bất cứ người Việt nào nhúng tay vào, đều có thể bị chỉ trích là “Hòa hợp hòa giải với Việt cộng“ Và khi các hội đoàn từ thiện làm công việc này, họ nhìn chúng ta với cặp mắt như thế nào? Từ lúc này trở đi tới ngàn sau, những con dân của Việt Nam Cộng Hòa sẽ được ghi vào những trang sách của Lịch sử rằng: “Sau 38 năm thương nhớ đồng đội, những người Lính, những người dân của Nước Việt Nam Cộng Hòa ở hải ngoại đã từ chối không trở về Việt Nam tìm và đem những hài cốt của đồng đội trở về chôn cất lại, và cũng từ chối việc trùng tu những nghĩa trang của Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại Việt Nam.“ Thưa quý Huynh Trưởng, quý Chiến Hữu, quý Đồng hương, những con dân của Việt Nam Cộng Hòa có ý định tiếp tay với ông Nguyễn Đạc Thành: Chúng ta hãy sẵn sàng giúp đỡ ông Thành tìm và đem hài cốt đồng đội trở về và trùng tu lại tất cả các Nghĩa Trang Quân Đội trên khắp bốn vùng chiến thuật nhé! Những Tử Sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang chờ chúng ta đó. Thưa quý Huynh Trưởng, quý Chiến Hữu, quý Đồng hương, những con dân của Việt Nam Cộng Hòa không có ý định tiếp tay với ông Nguyễn Đạc Thành, để tìm và đem hài cốt đồng đội trở về và trùng tu lại tất cả các Nghĩa Trang Quân Đội trên khắp bốn vùng chiến thuật: Chúng ta hãy suy nghĩ lại đi. Đừng vì bất cứ lý do nào mà quên đi Tình Đồng Đội, Tình Người. Đừng để cho những thế hệ mai sau nguyền rủa chúng ta là những người Vô Ơn Bạc Nghĩa. Nếu vì lý do nào đó, chúng ta chưa làm được, hãy để cho nhóm VAF làm, đừng chống đối họ. Nếu quý vị còn nghi ngờ thiện chí của Việt cộng, cứ việc chửi tụi nó, chứ không nên làm khó ông Nguyễn Đạc Thành. Theo tôi nghĩ, ông Nguyễn Đạc Thành không có lỗi gì trong vụ này cả, ông chỉ muốn đem hài cốt tử sĩ và trùng tu mộ phần cho họ mà thôi. Nếu có ai đó trong chúng ta nghi rằng, ông Thành làm giầu trên hài cốt của những người lính, chúng ta cứ hỏi ngay thân nhân của 68 tử sĩ đã được ông Thành và nhóm của ông giúp tìm lại hài cốt, họ có phải trả ông Thành số tiền nào hay không? Nếu có bằng chứng là ông Thành ăn tiền trên xác chết, chắc chắn ông Thành sẽ: “Tôi sẽ qùy xuống trước mặt ông và hai trọng tài – tự tay tôi rút khẫu súng nhỏ, chĩa vào trán của tôi và bóp cò, TỰ SÁT. Tôi sẽ lưu lại thư cho biết tôi tự sát, đễ không ai liên lụy.” Nếu ông Thành không có tì vết gì cả, hãy cứ để ông Thành làm công việc của ông. MỤC ĐÍCH CHÍNH CỦA VAF VÀ CỦA VIỆT CỘNG QUA VIỆC TÌM HÀI CỐT VÀ TRÙNG TU NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA. Đã có rất nhiều đoàn thể và cá nhân đã về chiến trường xưa tìm hài cốt của các chiến hữu để bốc mộ cho họ, đem tro tàn của các chiến hữu này vào chùa, vào nhà thờ. Cũng đã có rất nhiều đoàn thể và cá nhân đã trở lại các nghĩa trang quân đội để tu bổ, để xây mộ cho những tử sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: * Năm 2006, khi Nguyễn Tấn Dũng “Ký chuyển dân sự” Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa về tỉnh Bình Dương và gọi tên tự đặt mới là “Nghĩa trang Bình An” * Năm 2004-2008 và sau đó, ông Vũ văn Lộc, giám đốc của Immigrant Resettlement and Cultural Center (IRCC) Inc. đã nhiều lần cố gắng bắt liên lạc và trực tiếp thương lượng với Hanoi với cùng mục đích, nhưng đề nghị trùng tu Nghĩa Trang đã bị từ chối. * Năm 2007 ông Nguyễn Cao Kỳ về VN, trong chuyến về này ông Kỳ có vận động Hà Nội tu sửa Nghĩa Trang, nhưng họ không làm. * Cuối năm 2008, nhóm Quốc Gia Nghĩa Tử Heritage trực tiếp về Việt Nam, công khai “làm đơn” tu bổ quy mô Nghĩa Trang thì bị “chuyền banh”: khi gặp phó chủ tịch Bình Dương thì bị chỉ về huyện Dĩ An. Về Dĩ An thì bị chỉ xuống Ban Quản Trang (một tốp chừng 6 nhân viên quèn coi cổng Nghĩa Trang). Tại đây họ lại bị chuyền lên tỉnh Bình Dương và sau rốt họ nhận được “mách miệng” của bà phó chủ tịch Dĩ An: “Do trung ương chứ tụi tôi không có quyền”. (Trích từ HLTLLê Tùng Châu, Saigon, Vietnam. Thursday, October 6, 2011) MỤC ĐÍCH CỦA VIETNAMESE AMERICAN FOUNDATION Sáng lập viên của hội này là ông Nguyễn Đạc Thành. Ông Thành tốt nghiệp khóa 12 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ra trường, ông được chuyển về binh chủng Thiết Giáp, phục vụ tại Tiểu Khu Châu Đốc. Chức vụ cuối cùng của ông là Thiếu Tá của Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu Châu Đốc. Sau cuộc chiến, ông bị tập trung đưa đi tù "Cải Tạo" vì là quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và có ông Tổng Thống đã đầu hàng Việt Cộng. Ông đã trải qua nhiều trại tù ở khắp miền Nam cũng như miền Bắc, như Sơn La, Hoàng Liên Sơn, Yên Bái, Nam Hà A, Nam Hà B, Xuân Lộc . . . Trên đường di chuyển từ Nam ra Bắc, ông đã chứng kiến nhiều chiến hữu đã chết trên chuyến xe lửa oan nghiệt vì bọn Việt cộng đã nhét quá nhiều người vào một toa xe, thiếu không khí để thở. Trong thời gian sống tại các trại tù khác nhau ở miền Bắc, ông cũng đã nhìn thấy nhiều bạn đồng tù bị xử tử, bị chết vì thiếu dinh dưỡng và thiếu thuốc men. Vì tình chiến hữu, tình người, ông đã hứa với vong linh của các chiến hữu của mình rằng, nếu còn sống và được trở về, ông sẽ cố gắng hết sức mình để giúp thân nhân những tử sĩ đi tìm hài cốt của người thân về chôn cất, và tự mình đi tìm hài cốt của họ, điệu cho họ và đem tro tàn của họ vào nơi thờ phượng xứng đáng. Khi trở lại Miền Nam, ông cũng hứa sẽ tìm cách trùng tu lại mộ phần của các tử sĩ đã được chôn cất tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Sau chín năm tù đầy, Thiếu Tá Thành đã được Việt cộng trả về vào tháng 10 năm 1984. Ông kiếm sống bằng cách đạp xe chở hàng cho vợ bán ở chợ Châu Đốc. Trong một dịp lên Saigòn, ông đã nộp đơn xin di dân qua Mỹ theo quy chế HO. Ông Thành và gia đình được chấp thuận qua định cư ở Hoa Kỳ vào tháng 3 1990. Sau hơn ba năm định cư tại Houston, Texas, ông Thành đã lập ra Tổng Hội HO – Mutual Assistance Association of HO với mục đích giúp đỡ những chiến hữu mới định cư tại Hoa Kỳ thích hợp với đời sống mới. Tổng Hội HO sau này đổi tên thành Vietnamese American Foundation (VAF). Vào tháng 12 năm 2006, để thực hiện lời hứa với vong hồn các chiến hữu đã bỏ thây nơi trại tù cải tạo, ông Thành đã lập ra chương trình "The Returning Casualty – Đem Hài Cốt Đồng Đội Trở Về" với mục đích: *Tìm kiếm và đem thi hài của các đồng đội chết ở các trại tù “Cái Tạo“ trở về, *Trùng tu lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Tháng 12 năm 2007, nhóm VAF đã gởi thơ lên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, xin giúp đỡ và vận động với chính quyền Việt Nam để về Việt Nam tìm kiếm và bốc hài cốt những đồng đội đã chết ở các trại tù“Cải Tạo“ ngày xưa, đồng thời xin trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Nhóm cũng đồng thời gởi thơ cho Bộ Ngoại Giao Hà Nội xin được làm công việc đã nêu trên. Nhóm VAF đã tới từng trại tù mà họ đã biết, tìm bới những nơi mà họ nhớ là đã có chôn những chiến hữu của họ để ghi tên tuổi của từng người, đánh dấu, ghi vào hồ sơ để thông báo cho mọi người cùng biết, và nếu thân nhân của các tử sĩ này liên lạc với VAF, nhóm sẽ cử người về chung với thân nhân để lo việc bốc mộ. Cho tới nay, VAF đã tìm được dấu tích của gần 300 ngôi mộ của các chiến hữu rải rác trong các trại tù cải tạo, trong đó có 68 bộ hài cốt đã được thân nhân của các tử sĩ bốc về. VAF cũng đã được phép bốc mộ cho hơn hai trăm tử sĩ bị chôn trong một ngôi mộ tập thể tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vào ngày 30 04 1975. Vào ngày 15 10 2012, phái đoàn của Bộ Ngoại Giao Hà Nội, do ông Nguyễn Thanh Sơn (thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam, kiêm Chủ Nhiệm Ủy Ban Nhà Nước về Người Nước Ngoài) cầm đầu, đã qua Mỹ họp với nhóm VAF về để nghị đã gởi trước đây. Ông Thành nói: “Ông Sơn đã cho VAF biết rằng, ông đã nhận những thỉnh nguyện, những lời yêu cầu của tôi và đồng thời ông nói rằng hoàn toàn ủng hộ. Nguyên tắc là ủng hộ đó, để ông về bên Việt Nam thảo luận với các bộ ngành để mà trả lời cho tôi. Sau đó một số anh em bên Biên Hòa đã mời tôi về, chúng tôi được biết ông Nguyễn Thanh Sơn nói rằng chính phủ đã chấp thuận, nên mời tôi về để cùng tu bổ. Tôi nói rằng đợi sự chấp thuận của bên chính phủ rồi mới làm.“ Cuối tháng 2 năm 2013, ông Thành đã về Việt Nam để họp với Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dương, cùng soạn thảo ra chương trình làm việc. Đại diện của UBND cho hay là, theo lời yêu cầu của nhân dân và thân nhân của những tử sĩ chôn trong nghĩa trang, họ đã cho sửa lại đường xá, đốn hết những cây cao xung quanh Nghĩa Dũng Đài,
Xây một bàn thờ chính tại đây và tám bàn thờ phụ ở mỗi khu mộ để thân nhân có chỗ cúng vái và đặt nhang đèn, phần còn lại sẽ do VAF làm tiếp. Khi ông Thành hỏi về thơ chấp nhận cho trùng tu nghĩa trang thì đại diện của UBND nói rằng phải hỏi ý kiến của một vài cơ quan liên hệ nên chưa có thể đưa ra thơ chấp thuận được. Ông Thành đã gọi điện thọai cho Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn là ông đang gặp trục trặc, chưa thể làm được. Ông Sơn đã từ Hà Nội bay vào Saigòn để cùng với ông Thành tới UBND tỉnh Bình Dương họp. Ông Sơn đã nói với Chủ Tịch UBND Tỉnh như sau: “Thủ Tướng đã gởi văn thơ tới Bộ Ngọai Giao đồng ý cho Vietnamese American Foundation trùng tu lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa rồi, cứ để cho họ làm tiếp tục đi.“ Rồi ông Sơn nói với tôi: "Bác Thành cứ nói với anh em yên tâm tu bổ nghĩa trang, đừng làm lập dập mà mang tai tiếng. Thủ tướng chính phủ đã chỉ thị và chấp thuận cho tu bổ Nghĩa Trang Biên Hòa, vậy thì bác thấy hổm nay Bình Dương người ta đã tu bổ, bây giờ bác Thành cần những gì xin nói rõ ràng để có sự chấp thuận cho bác Thành tiếp tục". Sau đó, ông Sơn mời tôi đi cùng với ông, ông Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các ban ngành trực thuộc lên Nghĩa Trang để tôi chỉ cho ông những gì tôi muốn trùng tu. Ông nói với tất cả mọi người trong phòng họp như vầy: “Anh em cùng với tôi và Bác Thành lên Nghĩa Trang Biên Hòa, thắp nén nhang cầu nguyện cho những người đã chết, vong linh những người này sẽ phù hộ cho đất nước này được thanh bình.” Tôi đã đáp lời ông Sơn như sau: “Ở xứ nào cũng vậy, lòng dân là tiên quyết, ý dân là ý trời. Tôn trọng ý dân là đất nước sẽ thanh bình.” Ông Sơn nhân địp này mời luôn cả Tổng Lãnh Sự Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Saigòn là ông Lê Thành Ân cùng đi luôn để nghe tôi trình bầy một lần cho rõ. Khi ra xe thì ông Sơn mới được nhắc là ông sẽ phải đi dự một buổi họp khác liền bây giờ, nên ông Sơn đã xin lỗi tôi và gọi điện thoại cho ông Ân để dời lại buổi viếng thăm vào sáng ngày 01 03 2013. Rất tiếc là ông Ân lại bận vào sáng mai, nên hẹn sẽ đi viếng Nghĩa Trang vào một ngày khác. Đó là lý do mà hai ông Sơn và Ân tới nghĩa trang hai ngày khác nhau. Tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (ngày 01 03 2013), tôi có trình bầy với ông Sơn những điều yêu cầu như sau: NGHIÃ DŨNG ĐÀI: *Thanh gươm cắm xuống đất (trước đây cao khoảng 41m, nay chỉ còn hơn 30m) và Vành Khăn Tang, xin cho sửa chữa, đắp lại những chỗ hư, bể, lót gạch trong ngoài, trồng hoa kiểng cho nghĩa trang khỏi bị lạnh lùng. *
Bệ xi măng ờ phía tay trái, có bốn bệ giống nhau để chống Vành Khăn tang. Tên của 16,000 Tử Sĩ sẽ được khắc lên bốn bệ xi măng này.
Khắc tên 16000 Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa lên trên bốn cột chống Vành Khăn Tang. *Phá bỏ cầu tiêu và ao cá trong phạm vi Nghĩa Dũng Đài. CHUNG QUANH NGHĨA TRANG: *Làm lại con đường chính từ ngoài Cổng Tam Quan, Đài Tưởng Niệm tới Nghĩa Dũng Đài và tám khu phần mộ tử sĩ. *Tu sửa Cổng Tam Quan và Đài Tử Sĩ. TÁM KHU PHẦN MỘ TỬ SĨ: *Đốn hết những cây trồng chung quanh, nhổ cỏ dại, *Đắp lại mồ mả sửa lại mộ phần. Những mộ phần nào đã xây xi măng, làm cao, đẹp rồi thì không đụng tới nữa, những mộ phần còn lại sẽ xây cùng một kiểu, thành hàng thẳng lối, đẹp đẽ như những nghĩa trang quân đội khắp trên thế giới.
 
Mấy ngày hôm sau (07 03 2013), khi tôi cùng với ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Saigòn thăm lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, ao cá và cầu tiêu đã được đập bỏ và lấp bằng, dọn dẹp sạch sẽ. Tôi cũng đã cùng ông Tổng Lãnh Sự bàn thảo về những việc phải làm, và ông cũng đã hứa là sẽ làm tất cả những gì có thể được để giúp đỡ cho công việc làm của tôi tại nghĩa trang này. XIN PHỤC HỒI LẠI TÊN NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA. Tên cũ là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Sau ngày 30 04 1975, nghĩa trang được cai quản bởi Quân Khu 7 của Việt Cộng. Ngày 27 01 2006, Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị định giao lại nghĩa trang này cho Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dương, Huyện Bình An để quản lý khu nghĩa địa Bình An này binh thường như các nghĩa địa khác. Khi nghĩa địa này được VAF trùng tu lại, chúng tôi xin chính quyền theo ước nguyện của mọi người dân Miền Nam Việt Nam là giữ nguyên cái tên gọi cũ: Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.
NGUYỄN KHẮP NƠI.
Tiếp theo vào tuần tới.
*********************************

NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI.

ĐEM HÀI CỐT ĐỒNG ĐỘI TRỞ

VỀ - RETURNING CASUALTY.



NGUYỄN KHẮP NƠI.
(Bài thứ ba & hết)

 
Cột Cờ VNCH
Đây là nơi lá Đại Kỳ Việt Nam Cộng Hòa được dựng lên, đánh dấu lãnh địa của Miền Nam Việt Nam kể từ Sông Bến Hải. Phía trước mặt là cầu Hiền Lương cũ. Phía tay trái là cầu mới.
Nhằm mục đích kiếm khách du lịch, Việt cộng đã cho tu sửa lại cầu Hiền Lương cũ, dựng bảng đánh dấu Cột Cờ Việt Nam Cộng Hòa và gọi đó là “Cột cờ của Chính Quyền Sài Gòn”.
(Hình của bằng hữu riêng tặng Nguyễn Khắp Nơi)
 
MỤC ĐÍCH CHÍNH CỦA VAF
Cũng trong lần phỏng vấn vào tháng Ba năm 2013, ông Nguyễn Đạc Thành cho tôi biết thêm:
“Mục tiêu của chúng tôi là đưa hài cốt của những anh em tù cải tạo về với gia đình và đưa hài cốt của những anh em đã mất tích trong chiến tranh, bởi vì sau 38 năm, tất cả các bên đều đưa những hài cốt tử sĩ của họ về, chỉ còn binh sĩ của mình thì vì hoàn cảnh hết sức là đặc biệt mà còn nằm ở trong rừng.
Ðó là điều rất là đau lòng, cho nên chúng tôi đứng lên cáng đáng công việc là vì đồng đội. Chúng tôi muốn đưa họ về đó là mục đích thứ nhất.
Mục đích thứ hai là người lính miền Nam Việt Nam, sau cuộc chiến người ta đã chết rồi thì chỉ còn cái nghĩa trang duy nhất là Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, mà cũng bị đe dọa và người chết nằm cũng không yên tâm mà đi về cõi vĩnh hằng. Cho nên, chúng tôi cũng muốn và đây là điều mà anh em chúng tôi trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều tha thiết, đều muốn là nghĩa trang được bảo tồn, được sửa sang và người nằm ở đó được yên tâm đi về miền vĩnh hằng.
Bàn Thơ
Hình trên internet.
 
Tôi hết sức cố gắng đưa nguyện vọng đó, đưa ý kiến đó cho chính quyền Việt Nam và chúng tôi cũng đưa nguyện vọng đó cho chính quyền Hoa Kỳ với vị trí của chúng tôi là người Mỹ gốc Việt, và những người nằm ở đó là thân nhân của người Mỹ gốc Việt, để kêu gọi sự giúp đỡ của chính phủ Hoa Kỳ, vì đây là chương trình nhân đạo, hoàn toàn nhân đạo, và chính phủ Hoa Kỳ cũng lưu tâm, mặc dù đây không phải là chính sách của họ.
Họ lưu tâm vì đây là việc nhân đạo cho nên họ giúp, họ ủng hộ, thì đây là việc hết sức là tế nhị. Tôi không thể nói là chính phủ Hoa Kỳ đã theo chính sách của người ta hay chính quyền Việt Nam như thế nào hết. Tôi chỉ biết rằng hai Bộ Ngoại Giao đã ủng hộ chúng tôi trong chương trình nhân đạo mà thôi. Hai ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Saigòn và Đại Tá Tôn Thất Tuấn, cố vấn quân sự cho văn phòng Á Châu Sự Vụ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, cũng đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong công việc nhân đạo này.
 
Bài 3 - đại Tá Tôn Thât Tuấn
Đại Tá Tôn Thất Tuấn - US Army (Thăng cấp Đại Tá từ Tháng 10 năm 2012 -  Hình trên internet).
 
“Lieutenant Colonel Tuan T. Ton, U.S. Army
Military Advisor
Bureau of East Asian and Pacific Affairs (EAP) - Department of State

LTC Ton has been serving as Military Advisor for the Bureau of East Asian and Pacific Affairs, Department of State, since September 2009. In this capacity, he is responsible for a wide range of political-military affairs including State-Defense interface, defense policy issues, security cooperation, foreign military assistance, and license for export of defense articles that support the overarching U.S. foreign policy objectives.
LTC Ton was born in Vietnam and immigrated to the United States in 1977 under political refugee status, commonly referred to as “boat person.” After graduating from Southeastern Oklahoma State University, he pursued his dream of military service and eventually enlisted in the Army as an Infantryman in 1986 and subsequently served with the 1st Battalion 30th Infantry, 3rd Infantry Division in Schweinfurt, Germany.
Following his commission as an Infantry officer in 1989, LTC Ton served in various positions with 2nd Battalion 187th Infantry, 101st Airborne Division (Air Assault) including participation in Operations Desert Shield and Desert Storm as a Platoon Leader. During his next assignment with 1st Battalion 5th Cavalry, 1st Cavalry Division, he was responsible for the logistics of his battalion while deployed on 48 hours notice to Kuwait for Operation Intrinsic Action in response to aggressive actions by Iraq, and he later commanded C Company and Headquarters and Headquarters Company.
After earning the Foreign Area Officer qualification, LTC Ton served as the Country Director for U.S. Pacific Command directing the effort to develop the military relations and security cooperation with Cambodia, Laos and Vietnam. He then became a Policy Advisor to the Deputy Assistant Secretary of Defense for POW/Missing Personnel Affairs leading the formulation of U.S. national policy for personnel recovery and overseeing the Department of Defense’s active involvement in national civil search and rescue and crisis response. (
http://voiceofvietnameseamericans.blogspot.com.au/2010/12/remarks-by-lieutenant-colonel-tuan-t.html)
Anh em chúng tôi làm việc  hoàn toàn là thiện nguyện, hội chúng tôi chưa hề xin sự trợ giúp tài chánh của chính phủ Hoa Kỳ. Tính đến nay, chúng tôi đã tìm được trên năm trăm mộ của anh em tù cải tạo, trong đó,  252 gia đình đã nhận diện mộ phần người thân và 68 gia đình đã bốc hài cốt của tử sĩ về chôn tại nghĩa trang gia đình.
Hiện thời, ông thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã cho phép chúng tôi di dời hai trăm hài cốt của anh em tử sĩ đã phòng thủ Sài Gòn chôn trong ngôi mộ tập thể mà chúng tôi đang chuẩn bị thông báo cho đồng bào.
 
Mộ3
 
MỤC ĐÍCH CHÍNH CỦA VIỆT CỘNG.
Tất cả chúng ta đều biết, mục đích chính của Việt cộng là xóa hết những gì còn lại của Việt Nam Cộng Hòa, để chúng không còn bị nguyền rủa là từ Miền Bắc xâm lăng Miền Nam. Vì thế, chúng đã đốt hết sách vở, tài liệu và những chứng tích của Việt Nam Cộng Hòa đi.
Nhưng bọn chúng cũng chỉ là con người mà thôi. Con người cần ăn cần ngủ và . . . cần tiền, nhất là tiền Đô La Mỹ.
Từ khi rời bỏ Việt Nam, chúng ta, vì lý do này lý do khác, đã gởi tiền về Việt Nam để giúp đỡ, nuôi sống cha mẹ vợ con, anh em, chiến hữu, nhất là các đồng đội Thương Phế Binh.
Một số người khác đã về Việt Nam du lịch, buôn bán, đầu tư . . .
Số tiền mà chúng ta gởi về mỗi năm lên tới hàng TỶ US Đô La.
Nhờ vào những số tiền này (và một số viện trợ nhân đạo của Quốc Tế) mà bọn Cộng sản mới còn sống đến ngày nay.
Do đó, bọn chúng rất muốn chúng ta trở về và tìm mọi cách để chúng ta trở về và xài tiền để cho chúng hưởng.
Nhưng thời thế bây giờ đã thay đổi.
Nền kinh tế của cả thế giới đang trên đà trì trệ, trợ giúp của các quốc gia tiên tiến cho Việt Nam vì thế đã giảm bớt đi rất nhiều.
Chính người Việt của chúng ta cũng bị ảnh hưởng về tài chánh, người thì bị mất việc, kẻ thì bị lỗ lã vì đầu tư, do đó, số tiền chúng ta gởi về cho gia đình và để đầu tư ở Việt Nam cũng đã càng ngày càng ít đi. Số du khách lại càng giảm đi nhiều hơn nữa, vì quanh đi quẩn lại cũng chỉ có những  đền đài, những ngôi chùa cổ, xem mãi cũng chán.
Bọn Việt cộng không còn đủ tiền để tiêu xài, không còn chỗ nào để bám víu, chúng phải tìm cách.
Cách tốt nhất và hữu hiệu nhất vẫn là moi tiền từ:
DU KHÁCH.
Muốn có du khách, Việt cộng phải tạo ra những trung tâm du lịch mới, những địa điểm mới thì mới có thể hấp dẫn du khách.
Đa số anh em chúng ta về Việt Nam thăm nhà, thế nào cũng bằng cách này hay cách khác đi tới những chiến trường xưa để nhớ lại thời cầm súng chiến đấu giữ quê hương và tưởng nhớ đồng đội đã ra đi.
Trước đây, bọn Việt cộng giữ kín những nơi này, coi đó  là vùng bất khả xâm phạm. Nhưng khi thấy có quá nhiều người đã đến thăm những nơi này, bọn chúng đã nẩy ra ý định lợi dụng những nơi này làm mồi kiếm ăn. Chúng đã cho sửa sang lại những nơi đã xẩy ra những trận đánh khủng khiếp nhất trong chiến tranh để hấp dẫn du khách quân nhân xưa.
Vì những du khách quân nhân này đã rành địa thế của những khu chiến này quá rồi, bọn Việt cộng không dám thay đổi hình dạng những chiến trường này mà phải để nguyên trạng hoặc là sửa lại y như cũ. Trước sao, nay vậy.
Đầu tiên, quý vị hãy nhìn lại hình chụp Núi Cô Tô:
 
Cờ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn hiện diện ở Núi Cô Tô.
(Hình của bằng hữu riêng tặng Nguyễn Khắp Nơi)
 
Núi Cô Tô, còn gi là núi Bái Voi, là mt trong ba ngn núi ni tiếng khu vc Tht Sơn Châu Đốc. Đây là mt ngn núi nh có đa thế him tr, tng là khu bt kh xâm nhp ca các đơn v Vit Minh (CSVN) trong cuc chiến trước 20/7/1954. T năm 1965, Cng quân đã xây dng ti đây một căn c đa rất lớn. Sau cuộc thảm bại mà chúng gọi là “Tổng Công Kích Tết Mậu Thân, bọn chúng đã kéo tàn quân về ngọn núi này để dưỡng quân. Trong năm 1970, các tiu đoàn thuc 3 trung đoàn ch lc CSBV 95 A, 18-B và 101 D đã luân phiên v đây đ dưỡng thương và tái chnh trang đơn v. Ngoài các đơn v CSBV dưỡng quân, Cng quân đã phi trí một tiu đoàn trc chiến bo v căn c, cùng vi một b ch huy cp trung đoàn đóng ti hang núi Tuk Chup.
Đ
trit h căn c này, tháng 9/1970, b Tư lnh Quân đoàn 4 quyết đnh s dng mt chiến đoàn gm 2 tiu đoàn 42 và 44 Bit đng quân làm n lc chính, được đt dưới s điu đng ca b Tư lnh Sư đoàn 9 B binh (Tư lnh Sư đoàn lúc by gi là chun tướng Trn Bá Di).  Hướng đo dn đường đoàn quân là các hi chánh viên Tri Tôn.
  Cuc hành quân to thanh Cộng quân núi Bá Voi chm dt vào ngày 20 tháng 11/ 1970 vi kết qu là hàng trăm Cộng quân b b xác ti trn, toàn b h thng kinh tài, kho võ khí, tiếp vn ca Cng quân dành cho lc lượng Cng quân đa phương ti vùng Châu Đc, Rch Giá b phá hy. V phía tiu đoàn 42 và 44 BĐQ, có 81 chiến binh va t trn va b thương. (Trích vietbaodailynewsonline)

Để ăn mừng chiến thắng và cũng để đánh dấu vùng núi non hiểm trở này là của Việt Nam Cộng Hòa, những người lính  Biệt Động Quân đã vẽ hình Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ khắp vùng núi non Cô Tô.
Sau ngày 30 04 1975, bọn Việt cộng đã đem quân lên chiếm lại núi Cô Tô và đã cho xóa bỏ tất cả những lá cờ Vàng của chúng ta. Nhưng Cờ Vàng đã được vẽ quá nhiều và toàn ở những vị trí rất cheo leo, rất cao, nên bọn Việt cộng không tài nào mà xóa đi hết được, chúng đành lấy sơn đen ghạch tréo lá cờ của chúng ta đi mà thôi.
Và cũng vì di tích Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ này mà du khách, đặc biệt là những anh em Biệt Động Quân của Tiểu Đoàn 42 và 44 đã về lại chiến trường xưa này để nhớ lại thời còn cầm súng hiên ngang bảo vệ quê hương. Một Mũ Nâu quê quán ở Châu Đốc, khi về thăm chiến trường xưa, đã chụp tấm hình này  gởi tặng cho tôi từ năm 2009.      
Từ thành công tại địa điểm du lịch Núi Cô Tô, bọn Việt cộng đã cho  trùng tu lại đa số những chiến trường xưa, như Cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải, cầu Thạch Hãn trên sông Thạch Hãn, Cổ thành Quảng Trị, nhà thờ Đức Mẹ La Vang ở Huế . . .
để thu hút du khách.
Cầu Hiền Lương Cầu Thạch Hãn 1
Cầu Hiền Lương và Thạch Hãn đã được trùng tu cho khách du lịch viếng thăm
(Hình của bằng hữu riêng tặng Nguyễn Khắp Nơi).
 
Một người bạn của tôi, nhân chuyến du lịch về Việt Nam, đã đi một vòng các chiến trường xưa, chụp được một số hình ảnh đem về tặng cho tôi làm tài liệu.
IMG_0415
Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang
(Hình của bằng hữu riêng tặng Nguyễn Khắp Nơi).
 
 
Người bạn cho biết, đã gặp rất nhiều chiến hữu Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Sư Đoàn 1 . . .  đã về thăm lại chiến trường xưa và làm phóng sự về những chuyến đi này. Có những nơi đã sửa chữa xong, xe du lịch được đi tới những nơi này, và cũng có những nơi phải đi lén, vì còn là khu vực quân sự cấm vào. Cho đến bây giờ, đã có rất nhiều dịch vụ du lịch ghi rõ ràng: "Về Thăm Chiến Trường Xưa" mà những hướng dẫn viên du lịch, đa số còn rất trẻ, nhưng đã giải thích rất rành rẽ về những trận đánh đã xẩy ra ở đó.
 
Và gần đây nhất, sau hơn 38 năm bị bỏ hoang, khoảng tháng 9 năm 2012 vừa qua, ngôi nhà của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ở Tỉnh Ninh Thuận cũng đã được sửa sang lại để cho du khách vào thăm.
NhaongThieu
Nhà của cựu tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn
(Hình của Hải Ngoại Phiếm Đàm)
 
Nay, Việt cộng cho trùng tu lại Nghĩa Trang Biên Hòa và cho Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hà Nội cùng toàn thể Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dương thắp nhang cầu nguyện cho các Tử Sĩ Việt Nam, cũng chỉ là muốn anh em chúng ta trở thành những du khách về thăm lại mộ phần chiến hữu của mình, đem ĐÔ LA về cho chúng mà thôi, chứ chẳng phải hòa hợp hòa giải gì hết cả.
Khi Nguyễn Hoàng Sơn cầu nguyện cho các tử sĩ của chúng ta, chỉ có 1% là thực thôi, còn 99% kia là cầu nguyện cho . . . Đô La trở về với chúng đó.
 
KẾT LUẬN.
Thưa quý Huynh Trưởng, quý Chiến Hữu, quý Đồng Hương,
Là những quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta đã chiến đấu, để bảo vệ tổ quốc Việt Nam Cộng Hòa. Trong số anh em chúng ta, người bị thương, người bị chết, người được sống còn.
Vì tình Huynh Đệ Chi Binh, chúng ta đã giúp đỡ những chiến hữu Thương Phế Binh còn lại ở quê nhà. Một số anh em trong chúng ta đã trực tiếp trở về trao những món quà đầy tình nghĩa cho các chiến hữu của mình, còn lại đa số trong chúng ta đã gom tiền lại gởi cho những hội đoàn của binh chủng của mình để hàng tháng, hàng năm gởi quà về tặng những anh em Thương Phế Binh.
Cũng vì tình Huynh Đệ Chi Binh đó, chúng ta chắc chắn phải đi tìm hài cốt của những đồng đội đã bỏ xác tại những chiến trường khắp bốn vùng chiến thuật hoặc tại các trại tù “Cải Tạo” trên khắp nước Việt Nam để thân nhân của họ đem về nghĩa trang gia đình chôn cất hoặc chôn họ tại Nghĩa Trang Biên Hòa.
Cũng vì tình Huynh Đệ Chi Binh đó, chúng ta chắc chắn phải trùng tu lại Nghĩa Trang Biên Hòa, nơi chôn cất hơn 16,000 Tử Sĩ của Quân Lực chúng ta.
 
Đã có rất nhiều cá nhân và hội đoàn trở về Việt Nam để tìm hài cốt thân nhân ở những chiến trường xưa. Họ đã tìm được và chôn vào những nấm mộ rồi khắc mộ bia như mộ bia dưới đây:
 
Hiển Hách Chi Mộ
Những người Tỵ Nạn Việt Nam, thân nhân của những Tử Sĩ ở khắp mọi nơi trên thế giới đã xây mộ vài dựng Bia đá cho các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa chết tại bãi biển Thuận An vào những ngày 25-26-27 tháng 3 năm 1975. Hình của Giao Chỉ SJ.
 
Dù chúng ta có nại ra hàng trăm, hàng ngàn lý do không tin Cộng sản, nhưng điều chắc chắn là chúng ta phải làm công việc tìm kiếm, bốc mộ và trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.
 
Chúng ta nại lý do Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa đã bị đổi tên là Nghĩa Trang Nhân Dân Hưyên Bình An ư?
Nếu vậy thì:
Miền Nam Việt Nam và Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta đã bị đổi thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Thành phố Saigòn thân yêu của chúng ta cũng đã bị đổi tên là Thành Phố HCM,
Tại sao chúng ta không hề lên tiếng là ai đó đã lường gạt chúng ta, mà chúng ta cứ im lặng?
Rồi một số trong chúng ta đã trở về Việt Nam, đã ký những đơn xin visa trên những tờ giấy có ghi tiêu đề của cả hai cái tên mới đó mà họ không hề thắc mắc gỉ cả?
Cả một Quốc Gia, cả một Thủ Đô bị đổi tên, chúng ta không hề thắc mắc, vậy tại sao chúng ta lại thắc mắc về cái tên nghĩa trang đã bị đổi?
Cả một Quốc Gia, cả một Thủ Đô mà Việt cộng còn ngang nhiên chiếm đoạt và đổi tên, thì đương nhiên cái Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa của chúng ta cũng phải chịu chung số phận đó mà thôi.
Điều chúng ta phải làm là tìm mọi cách để giữ lại cái tên cũ chứ không phải là kết án VAF và ông Nguyễn Đạc Thành đã lừa gạt chúng ta.
 
Quý vị thắc mắc là VAF và ông Nguyễn Đạc Thành đã và sẽ quyên góp tiền mồ hôi nước mắt của chúng ta đem về nuôi béo đám Cộng sản ư?
Nếu vậy, những cá nhân, những hội đoàn đã hãnh diện quyên góp tiền của chúng ta rồi đem về Việt Nam để cứu trợ người nghèo thì sao? Họ đâu có được quyền làm cái việc đó, mà chỉ đem tiền về nạp cho Việt Cộng mà thôi, vì luật của chúng đã ghi rõ: “Chỉ Mặt Trận Tổ Quốc mới là cơ quan duy nhất được làm nhiệm vụ cứu trợ tại Việt Nam”
Tại sao những người quyên góp nói trên lại hãnh diện xưng danh đã làm việc từ thiện, một số trong chúng ta cũng hãnh diện là đã góp phần vào công việc từ thiện (thật ra là họ đem tiền về nạp cho Cộng sản, không hề biết bọn Cộng sản đã làm gì với số tiền quyên góp này) mà bây giờ chúng ta lại chỉ trích VAF và ông Nguyễn Đạc Thành là gom tiền làm lợi cho Cộng sản, trong khi những số tiền này sẽ được và chắc chắn sẽ được dùng để tìm kiếm hài cốt và trùng tu mộ phần của những chiến hữu của chúng ta?

Hãy bình tâm suy xét:
Vấn đề đặt ra là:
* Chúng ta cần tìm hài cốt của các chiến hữu và trùng tu mộ phần của những tử sĩ.
* Việt Cộng cần tiền để sống còn.

Cá nhân tôi và những bạn bè thân thiết ở bên Úc, thiết tha xin Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn trên khắp thế giới, chúng ta hãy cùng đoàn kết lại với nhau, dùng sức mạnh của đồng tiền của chúng ta mà đặt điều kiện với Cộng sản:

* Giữ nguyên tên cũ: Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa,
* Trùng tu lại nghĩa trang này và coi đó là một Di Tích Lịch Sử.
 
Việt cộng, vì cần tiền, chúng đã cho sửa lại những di tích chiến tranh đã được kể ra ở trên, thì chúng cũng chẳng ngại ngùng gì mà chấp nhận những điều kiện của chúng ta đưa ra.
Xin đừng kết án chúng tôi là mặc cả trên xác chết của đồng đội. Chúng tôi coi trọng tình Huynh Đệ Chi Binh, kính trọng những Linh Hồn Tử Sĩ nên mới tìm mọi cách để tri ân họ mà thôi.
Ngày xưa, cả một Quốc Gia của chúng ta, cả một Quân Đội của chúng ta đã bị tan nát chỉ vì thiếu có vài trăm triệu đô la viện trợ của Mỹ.
Chúng ta đã bị đồng tiền làm cho mất nước, thì tại sao bây giờ chúng ta không dùng sức mạnh đồng tiền mà chúng ta đang có để lấy lại những gì chúng ta đã mất?

Hãy đoàn kết lại.
 
NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI, LÀ THẾ ĐẤY!

NGUYỄN KHẮP NƠI

No comments:

Post a Comment