Thursday, March 14, 2013

Vào thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa 1978

 
NghiaTrangBienHoa-039.jpg

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

Buổi sáng mùa Xuân 1978, có lẽ tôi là người đầu tiên vào thăm nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa.
Thật ra là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm, trong lòng tôi hồi hộp nhưng lúc nào cũng sẵn sàng đối phó với những gì sẽ xảy đến. Tay xách đèn cầy, tay mang nhang, thằng bạn tôi dắt Honda đi theo sau. Từ đồi này qua đồi khác, mỗi mộ một nén nhang, lẩm nhẩm một vài câu tưởng niệm đến vong hồn người quá cố.

NghiaTrangBienHoa-016.jpg

Có mộ bia còn rõ nguyên, nhưng nhiều mộ chữ mờ đi đọc không rõ, vì rêu phong, cỏ mọc. Đến một mộ nọ, tôi đang lúi húi vạch cỏ ra để tìm chỗ cắm nhang, thấy lục đục trong mộ, tôi sợ quá mất tinh thần, tưởng là bạn mình hỏi thăm sức khỏe, hóa ra chú chồn bự chạy lên làm tôi hú vía. Trời đã quá trưa nhìn đồng hồ là 3 giờ. Tôi hỏi người bạn đã đói chưa? Mình còn một phi vụ đặc biệt V.I.P cuối cùng là hoàn tất. Chúng ta cùng đi đến viếng mộ Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, ông ấy nằm bên kia đồi.

Đến thăm mộ Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí
Ngôi mộ ông ngày trước lộng lẫy, hùng vĩ, oai nghiêm, đẹp đẽ bao nhiêu, thì ngày nay đã thành đổ nát, tiêu điều, tang thương, tàn phế theo thời gian của kẻ thù đập phá. Hình như sau này gia đình xin phép được đưa về quê quán Biên Hòa chôn cất.
Đứng trước mộ người anh hùng quân đội dũng cảm, oai nghiêm ra đi vì lịch sử, chết vì chiến trận với câu nói của người đời “sinh nghề tử nghiệp”. Hình như cái chết của ông vẫn còn nhiều nghi vấn trong dân chúng. Người thì nói ông chết vì bị ghen tỵ về sự nghiệp võ tướng của ông nổi lên như sóng cồn. Kẻ thì nói có lẽ bạn đồng minh đã hại ông, vì không muốn mở rộng chiến tranh sang Cam-Bốt.
Đứng trước mộ ông, người anh hùng dân tộc, nước mắt tôi chảy quanh. Tôi rất thán phục vị anh hùng hy sinh cao cả cuộc đời cho dân tộc chính nghĩa cao cả. Tại nơi đây bên ngọn đồi lịch sử, trước phần mộ ông, làm tôi nhớ lại ngày nào mà toàn dân Việt đã sững sờ khi nghe hung tin ông đã tử trận tại chiến trường Cam-Bốt. Một vì sao sáng đã lặn trên nền trời Việt.
Hôm tiễn đưa ông, trời âm u như thương tiếc. Dân chúng ngưỡng mộ ông đứng chạy dài hai bên xa lộ, đợi quan tài đi qua để nghiêng mình tỏ lòng biết ơn vị anh hùng dân tộc lần cuối. Quan tài ông đặt trên thiết vận xa M113, phủ quốc kỳ, chầm chậm tiến vào nghĩa trang quân đội. Theo sau là ngoại giao đoàn, nhân viên chính phủ, đại diện Quân Dân Chính và bạn hữu đưa tiễn người quá cố đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Sau nghi lễ, các điếu văn lần lượt đọc lên, ghi ơn, công trạng, luyến tiếc và phân ưu, đại diện gia đình cảm tạ quan khách. Giàn đại bác khai hỏa 21 phát, để tiễn đưa vị Tướng đầy công trạng vào lòng đất mẹ. Di chúc viết cho gia đình, sống với anh em, chết cũng phải nằm với anh em…
Khi trở ra về, tôi thấy hai tên công an áo vàng chạy hốt hoảng đến gần tụi tôi hỏi “Ai cho các anh vào đây, có giấy phép không?”.
Tôi trình giấy phép*, hắn bảo lần này thôi nhé, lần sau cho các anh đi học tập mút mùa.
Cước chú(*):
Người cùng đi hắn là Đại Úy Công An Hà Nội vào Nam công tác. Tôi nhờ hắn xin giấy phép và cùng đi với tôi. Hắn là bạn cũ xa xưa học cùng trường Văn Điển. Tôi là Ngụy làm sao mà quận cho phép.

Thăm mộ Biên Hòa 1978
Tô Sơn Nguyễn Tri
(Cây Thông Già)

Lang thang tay nến, tay nhang,
Đi vào thăm viếng nghĩa trang Biên Hòa
Lòng buồn lặng lẽ xót xa,
Toàn quân, binh chủng đều là anh em,

Nơi đây an nghỉ bình yên,
Con yêu Tổ Quốc ghi trên Sử Vàng,


NghiaTrangBienHoa-021.jpg


Ngoài xa lộ, cổng nghĩa trang,
Tượng người lính chiến mơ màng xa xa,
Bóng ngày qua, bóng ngày qua,
Giờ đây người lính đã ra đi rồi.
Bóng chiều rơi, bóng chiều rơi,

NghiaTrangBienHoa-047.jpg

Nghĩa trang lạnh lẽo, nơi nơi hoang tàn.
Từ ngày giặc chiếm miền Nam,
Gia đình di tản chạy sang nước ngoài.
Đồi xanh mộ chí nơi nơi,
Không người thăm viếng, không người trông nom.

Nhà quàn lạnh lẽo sớm hôm,
Chim non chíp chíp gọi đàn nơi đây.
Gió vù vù rụng lá cây,
Tưởng như giấc mộng những ngày xa xưa.
Nắm nhang khói tỏa khắp mồ,
Hẹn ngày tái ngộ thăm mồ anh e

No comments:

Post a Comment