Sunday, November 6, 2022

Nghĩa trang quân đội Biên Hòa của Việt Nam Cộng Hòa hiện nay còn gì.


Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa (nay đã đổi tên là Nghĩa trang nhân dân Bình An) là một nghĩa trang thuộc quản lý của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975, hiện tọa lạc tại thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Theo quy hoạch, nghĩa trang có sức chứa 30.000 mộ. Nơi đây từng là nơi chôn cất khoảng 16.000 tử sĩ cũng như các quan chức của Việt Nam Cộng hòa (có nguồn tin khác nói khoảng 20.000 ngôi mộ). Cao điểm vào Tết Mậu Thân 1968 và Mùa hè đỏ lửa 1972, nghĩa trang tiếp nhận trên 10.000 tử sĩ. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, nghĩa trang này đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng; qua nhiều năm bị bỏ hoang do không có người trông coi và chăm sóc đã làm hàng nghìn ngôi mộ xuống cấp, hư hại. Đến năm 2006, Việt Nam đã chuyển giao quyền quản lý từ quân sự sang dân sự đối với nghĩa trang này, một quyết định được đánh giá là bước đi đầy ý nghĩa trong công cuộc hòa giải, hoà hợp dân tộc. ------------------------------------ Nếu thấy video hay đừng quên nhấn nút LIKE, SUBSCRIBE và SHARE nhé. ▶️ Địa chỉ kênh: https://www.youtube.com/c/TungTăngKhắ... ▶️ Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ tới : dinhthanhtung0411@gmail.com. Rất mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của các bạn.Xin cảm ơn !

Tuesday, December 14, 2021

NHỮNG HUYỀN THOẠI XOAY QUANH TƯỢNG "THƯƠNG TIẾC"

Chuyện hiển linh xưa nay không hiếm, nhưng những huyền thoại về Tượng Thương Tiếc, sống động như chuyện đời thường, chuyện hàng ngày trước mắt, khiến cho ai nghe cũng cảm động nghiêng mình kính cẩn và hết lòng thán phục.
Huyền thoại về Tượng Thương Tiếc được lan toả khắp nơi và khá nhiều chuyện tình tiết khó hiểu:
- Các xe chở rau từ Đà Lạt về khuya thường gặp một người lính ra chặn xe xin mua rau, khi tới bến kiểm lại tiền chỉ thấy toàn là tiền vàng mã.
- Một chuyện khác xảy ra ở Biên Hoà, vào một buổi sáng, có một quân nhân đặt mua bánh mì khá nhiều, khi giao hàng cho người quân nhân ra về, người chủ cất tiền vô tủ, đến lúc cần tiền lấy hàng, mở tủ ra chỉ thấy toàn tiền vàng mã, trong khi đó mỗi ngôi mộ ở nghĩa trang đều được cúng một khúc bánh mì…
- Có một cụ già ở chân núi Châu Thới, đêm nọ trời đã khuya, cụ nghe tiếng gọi ở ngoài xin nước uống. Khi đem nước và đèn ra cho người xin nước, thoạt đầu cụ tưởng như những lần quân đội hành quân vào xin nước. Nhưng khi người lính uống xong, ngẩng mặt lên cám ơn ra đi thì cụ chợt sửng sốt, tự nghĩ “sao lại có người lính giống Tượng Thương Tiếc đến như thế?”. Sáng hôm sau cụ già ra nghĩa trang để kiểm lại, cụ nhận thấy mặt mũi vóc dáng anh lính xin nước tối qua y hệt pho tượng Thương Tiếc, vết sình non hãy còn dính đầy đôi giầy trận, cụ cho rằng đêm qua bức tượng đã hiện thành người. Cụ về thuật lại với bà con ở Suối Lồ Ô, một người đi xem rồi về đồn mười, đồn trăm… lan khắp cả Thủ Đức, Tân Vạn, Biên Hoà, đổ nhau đi coi tượng đài Thương Tiếc làm xe cộ kẹt cứng cả một quãng đường trước cổng nghĩa trang.
- Một chuyện khác, những đêm trăng, những đêm mưa gió trở trời hiu hắt, dân chúng xung quanh vùng nghĩa trang có người nhất quyết chính mắt họ trông thấy người lính giống hệt Tượng Thương Tiếc đi lại trên xa lộ!
Chuyện huyền bí lan truyền rất nhiều trong dân chúng và trong Quân Đội. Một số sĩ quan yêu cầu Chuẩn Úy Thường Vụ Chung Sự Nghĩa Trang cho biết những gì thật sự mắt thấy tai nghe, Chuẩn Úy Thường Vụ Kể:
“Nhân một hôm đi Chợ Tam Hiệp sắm đồ giỗ ông già, khi mua xong, tôi cho tài xế đem về nhà trước. Tôi ghé thăm các bạn ở Tam Hiệp và mời họ đến nhà ăn giỗ ngày hôm sau. Khi về, trời sẩm tối, đến cổng nghĩa trang, tôi nghỉ chân dưới bức tượng. Không biết cao hứng thế nào, trước khi lội bộ về nhà, tôi nhìn lên tượng, và nói với giọng điệu cố hữu của một Thượng Sĩ đại đội:
- Ê mày, mai giỗ ông già tao, mày có rảnh ghé nhà tao 2 giờ chiều nhậu chơi.
Nói xong tôi bước về nghĩa trang vì tôi ở phía sau khu nhà phục dịch chung sự. Tám giờ sáng hôm sau, việc cúng giỗ bắt đầu và tiệc nhậu kéo dài đến một giờ chiều. Tiễn khách ra về xong, tôi đi ngủ, phần vừa say, phần vì đêm qua thức khuya. Trong giấc ngủ chập chờn, tôi nghe tiếng gõ cửa ầm ầm. Nhà cửa rung rinh, tôi giật mình la to:
- Ai phá nhà tao đó?
Tiếng gõ cửa vẫn không dứt, tôi bực bội đứng dậy mở cửa, tôi sửng sốt, thấy Tượng Thương Tiếc đứng chình ình trước cửa và nói:
- Chuẩn Úy Thường Vụ Bê bối quá, kêu hai giờ chiều đến nhậu, nhưng ông nằm say sưa ngủ tôi nhậu với ai?…
Tôi hoảng, đóng sập cửa lại, không dám ngó ra ngoài. Tôi nghe tiếng cười khằng khặc và bước đi rung rinh nhà, tiếng chân xa dần rồi im bặt”.
Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Đại Đội Chung Sự Nghĩa Trang Biên Hoà kể trường hợp ông gặp Tượng Thương Tiếc ngồi sau xe Jeep của ông:
“Khi chạy xe vào Nghĩa Trang, tôi hay dừng lại, đón những binh sĩ đi bộ từ cổng vào, cho họ đỡ mỏi chân. Một buổi trưa, ăn cơm xong, trở lại làm việc, lúc tới cổng nghĩa trang, tôi dừng xe đón một Hạ Sĩ xin quá giang. Lúc anh ta ngồi vào phía sau, tôi bắt đầu rồ ga, sang tay số tiếp tục chạy vào trong. Rồ ga hoài mà xe không tiến thêm một tí nào… Tôi quay ra, định nhờ anh lính xuống đẩy giùm… thì thấy bức Tượng Thương Tiếc đang ngồi phía sau. Tôi chưa kịp phản ứng gì thì có tiếng nói cất lên:
- Xe jeep Thiếu Tá sao chở nổi tôi…
Tiếp đó là một tràng cười khằng khặc, đồng thời bức tượng cũng biến mất”.
Vị Thiếu Tá còn kể tiếp:
“Nghĩa trang ở trên đồi vào tháng mưa cỏ mọc um tùm nên phải thuê người vô cắt cỏ. Trong lúc một cô đang cắt cỏ, có một anh binh sĩ đến tán tỉnh, vì quen với lối trêu chọc của lính nên cô chẳng thèm quay lại xem hình dáng người tán tỉnh mình là ai. Cô nghe tiếng người lính hỏi:
- Cô có biết tôi là ai không?
Cô gái vẫn cắm cúi làm việc và trả lời:
- Ông là ai, kệ ông chứ mắc mớ gì tôi…
Bỗng cô gái nghe một tràng cười ngạo nghễ từ phía sau và những bước chân thật nặng nề rung chuyển cả đất. Bấy giờ cô mới quay lại, thấy bức tượng đài kỷ niệm đang đứng trước mặt. Cô la hoảng, chạy vào khu làm việc, kể lại sự tình vừa xảy ra cho tôi nghe, đồng thời cô cũng xin nghỉ việc ngay ngày hôm đó…”
- Một chuyện khác: “Vào giữa một đêm trăng mờ năm 1968, một chiếc xe đò chở đầy hành khách từ miền Trung về, khi tới xa lộ còn cách nghĩa trang quân đội 500 thước, viên tài xế bị ngủ gật nên thắng gấp, khiến bánh xe trợt một đoạn dài, rồi lật nghiêng. Trong lúc mọi người đang khóc than, đang tìm cách đập vỡ cửa kiếng chui ra, thì chợt có tiếng nói vang lên:
- Xin đồng bào bình tĩnh... xin đồng bào bình tĩnh... ai đâu ở đó... đã có lính nhảy dù đến cứu bồ.
Tiếng nói vừa dứt thì xe được đẩy lại dựng đứng như cũ, anh tài xế cùng lơ xe và khách vừa mở cửa ra ngoài, vừa hết lời khen sức mạnh ghê gớm của đại ân nhân. Thế nhưng mọi người chỉ thấy ân nhân dáng người cao lớn đứng sừng sững bên kia đường, rồi ông ta bước từng bước rất dài về phía trước. Tới trước cửa nghĩa trang quân đội thì biến mất. Anh tài xế bỗng la thất thanh, chỉ vào Tượng Thương Tiếc:
- Bà con ơi... ổng đó... ổng đó... Trời ơi... trời ơi... ổng hiển linh cứu bà con mình.
Thế là mọi người vội leo ngay vào trong xe, rồi ai nấy đều chắp tay lạy... đều đọc kinh râm ran... cả kinh Phật lẫn kinh Chúa”.
- Chuyện Tượng Thương Tiếc cứu người bị cướp: “Vào lúc 10 giờ tối tháng 3 năm 1969, có hai cặp tình nhân đi trên hai chiếc Honda ra xa lộ hóng gió, gần tới nghĩa trang thì bị ba chiếc khác chở 6 thanh niên tóc dài ép té bên đường. Liền sau đó 3 tên ngồi phía sau nhảy xuống dùng dao uy hiếp khổ chủ để cướp xe và lấy tiền. Trong lúc bọn cướp cạn đang trói các nạn nhân, thì bỗng có tiếng hét lớn trên đầu dốc:
- Chớ làm càn... chớ làm càn.
Rồi liền đó xuất hiện ở giữa đường xa lộ một bóng đen... Bóng đen khệnh khạng đi tới, một tên cướp hoảng hốt gào lên:
- Ối giời ơi... ma ma, chạy... chạy...
Thế nhưng không làm sao chúng chạy được, cứ thế đứng sững như trời trồng, bóng đen hai tay xách bổng hai chiếc Honda bỏ bên vệ đường, vừa lúc đó có bốn chiếc xe chạy đến, một xe Cảnh Sát đi tuần, một xe Jeep của bốn quân nhân nhảy dù, trên có một Trung Tá, còn hai xe kia là du lịch. Thấy chuyện lạ, các xe ngừng hết lại. Dưới bóng tối mờ mờ mọi người thấy trên đỉnh dốc có một bóng đen đứng hiên ngang lừng lững. Khi rõ chuyện, Cảnh Sát đến chỗ bọn cướp, đứa nào đứa nấy cứ như bị điểm huyệt. Một người lớn tiếng hỏi:
- Còn ai đứng ở trên kia đó...
Một tràng cười vang lên, rồi một giọng như sấm động...
- Cố gắng, Nhảy Dù... cố gắng.
Như hiểu ra chuyện, vị Trung Tá Nhảy Dù trấn an mọi người:
- Không sao đâu, pho tượng Thương Tiếc đi tuần thôi.
Sau đó ông vẫy tay la to:
- Về nghỉ đi em, khuya rồi... Nhảy Dù...
Bóng đen bỗng đứng nghiêm giơ tay chào:
- Cố gắng ! Tuân lệnh Trung Tá !”
Tôi chợt nhớ một đoạn trong bài học thuộc lòng thời xa xưa:
“Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.
Họ là kẻ tự nghìn muôn thuở trước
Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu
Và làm cho những đất cát hoang vu
Biến thành một dãy sơn hà gấm vóc!”
Chuyện hiển linh xưa nay không hiếm, nhưng những huyền thoại về tượng Thương Tiếc, sống động như chuyện đời thường, chuyện hàng ngày trước mắt, khiến cho ai nghe cũng cảm động nghiêng mình kính cẩn và hết lòng thán phục. Sống nằm gai nếm mật bảo vệ quê hương, chết hồn thiêng còn hiện về giúp người hoạn nạn… Dù có bị làm nhục phỉ báng cũng không quên trách nhiệm thiêng liêng của người lính chiến VNCH: BẢO QUỐC AN DÂN.
Tran Cong Nhung @BatKhuat.net
__________________
• Theo lời thiếu tá Nguyễn thanh Thu, điêu khắc gia bức tượng “Thương Tiếc” , anh hạ sĩ Nhảy Dù Võ Văn Hai, người làm mẫu cho ông tạc bức tượng , sau 1975 vẫn ghé nhà thăm ông vài lần , sau đó thì biệt vô âm tín. (Cuong Vuong)
• Và người cháu, Quyen Duong, của Ông cũng đã xác nhận điều này!
(NAV)

Tuesday, May 18, 2021

Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu đứng bên cạnh tác phẩm / TÁC GIẢ BỨC THƯƠNG TIẾC Ở TUỔI 90, XẾ CHIỀU HIU HẮT nhacsituankhanh

Trên các trang mạng, những người yêu mến điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu, yêu mến một kỷ niệm đẹp của VNCH đều nhắc nhau nên sớm ghé thăm ông. Người đã tạo bức tượng Thương Tiếc vang bóng một thời của nghĩa trang quân đội Biên Hòa, nay đã 90 tuổi, nhớ nhớ, quên quên và như cũng đã quá mệt mỏi với một cõi tạm đầy những nhọc nhằn với ông.
Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu hiện nay, ở tuổi 90, sống tại Gò Vấp, Sài Gòn. (Ảnh 1 - Lê Bảo Liên)
Sinh năm 1934 tại Gò Vấp, Sài Gòn, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định và sau đó qua động viên, tham gia ngành quân nhu, rồi trở thành Đại Úy, phục vụ Tại Cục Chiến Tranh Chính Trị. Trong cuộc đời mình, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu đã tạo ra vô số tác phẩm, nhưng đắc ý và được nhiều người biết đến nhất, là tượng Thương tiếc, đặt tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa, và bức thứ hai là tượng An Dương Vương, đặt ở Ngã Sáu Chợ lớn. Cả hai đều khánh thành vào năm 1966.
Lúc này thì ít ai nhận ra điêu khắc gia lừng danh của miền Nam tự do cũ, do ông ít bạn bè, trí nhớ không còn sắc bén và một phần khác, quá trình đi tù sau 1975, bị đánh đập nên ông bị hư hại thính giác. Gặp ông lúc này ở nhà riêng tại Nguyễn Thượng Hiền, Gò Vấp, nói gần như hét vào tai thì ông mới hiểu hết ý của người đối thoại.
Những người thân, quen biết nói ông vẫn còn bị PTSD với những năm tháng tù đày, tức Dư chấn tâm thần, dẫn đến trạng thái bất thường, hoảng sợ từ một biến cố hay giai đoạn có sức ám ảnh, nên nếu chạm vào người ông bất ngờ, hoặc nâng dìu mà không báo trước, đều làm ông giật mình, hay hoảng hốt.
Hiện điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu sống cùng sự chăm sóc của các con. Nơi cư ngụ của ông, số 176 Nguyễn Thượng Hiền, phường 1, Gò Vấp, là quán cà phê Tượng Đá, nơi có đặt nhiều tượng mà ông sáng tác lâu nay. Căn phòng nhỏ của ông nằm nép sau quán cà phê, là nơi trú ẩn hết sức cô đơn của ông cùng kỷ niệm. Người quen cũng thấy ông lặng lẽ làm lại mẫu tượng Thương tiếc thu nhỏ, đặt trong phòng, chỉ chia sẻ với ai quen biết. Đây cũng là một trong những điều gây đau đớn tinh thần của ông: Sau 1975, chính quyền mới cho người lập tức đến Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa kéo đổ bức Thương Tiếc, sau đó đập nát để thỏa lòng căm thù. Nhưng vẫn chưa đủ, ít lâu sau đó, theo chỉ điểm của giới nằm vùng, một nhóm bộ đội và băng đỏ cầm AK-47 đến tận nhà ông, đem mẫu tượng ban đầu (khuôn gốc) đập và chửi bới, đánh đập cả ông.
Tượng đài An Dương Vương ở Ngã Sáu Chợ Lớn, Sài Gòn. (Ảnh 2)
Vì tượng đài An Dương Vương ở Ngã sáu Chợ Lớn là tượng một danh nhân của lịch sử Việt nên dù có ghét bỏ tác phẩm của Nguyễn Thanh Thu, chính quyền mới cũng khó lòng thẳng tay hủy hoại. Họ chỉ để nguyên vậy, không tu sửa sau nhiều chục năm với ý đồ rất rõ là đợi có hư hại, là lập tức cho phá, mang đi. Đó cũng là trường hợp của tượng đài Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành.
Và vì sau phải vậy? Bởi tượng Trần Nguyên Hãn được coi là thánh tổ của truyền tin quân lực VNCH, còn tượng An Dương Vương là biểu tượng của công binh VNCH.
Nhưng điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu không chỉ là người làm tượng. Được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu yêu cầu đi Phi Luật Tân để tham khảo một nghĩa trang chiến binh mà người Phi rất tự hào, ông Thu quay về và đưa ra đề án xây Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, để thay thế cho nghĩa trang ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, vào đầu những năm 60, thế kỷ 20, đã bắt đầu chật chội.
Điều lạ thường của chuyện bức tượng Thương tiếc, là khi đã có đủ 7 bản ký họa mẫu, phác thảo dự trù cho bức tượng tiêu biểu trước nghĩa trang, hình ảnh của anh hạ sĩ lính nhảy dù Võ Văn Hai ngồi nói chuyện hư không với một người bạn tử trận của mình trong một quán nước, vô tình đập vào mắt của ông Thu, khiến ông ngẫu hứng ghi lại, day dứt với nó..
Khi trình các đề án lên tổng thống Thiệu, ông Thu đã xin lỗi khi bày ra tờ giấy lót trong gói thuốc lá, có vẽ chì vội sơ sài, và nói rằng xin lỗi vì mình vừa mới làm. Ông kể lại là lúc đó, tổng thống Thiệu hỏi ông “Bản nào anh đắc ý nhất?”, ông Thu nói mình bị ám ảnh về hình ảnh ông phác họa từ hạ sĩ Võ Văn Hai. Sau đó ông và tổng thống Thiệu đã cùng chọn cái tên Thương tiếc cho bức tượng này.
Để hoàn thành toàn bộ bản vẽ chính xác cho Thương tiếc, hạ sĩ nhảy dù Võ Văn Hai đã ngồi làm mẫu cho ông Nguyễn Thanh Thu chỉnh đi, sửa lại từng nét một suốt ba tháng. Khởi đầu năm 1966, tượng được thực hiện bằng bê-tông, cốt sắt, đến năm 1969, được thay đổi bằng đồng. Tượng cao 4m, nếu tính cả mô đất dưới chân người lính và bệ tượng thì chiều cao của tượng đài là 8m. Tác phẩm này, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu nhận giải đặc biệt của Tổng tư lệnh tối cao Quân đội VNCH vào tháng 8, năm 1968. (Ảnh 3)
Sau năm 1975, ông Thu trở thành nơi trút hận thù của các cán bộ trại tù cải tạo. Chỉ là người sáng tạo điêu khắc nhưng ông phải trải qua 8 năm tù ở trại Hàm Tân. Ông Thu kể rằng trong đó, ông có 22 tháng nhốt biệt giam và đánh đập tàn nhẫn ngày này qua tháng nọ. Khi ông lên tiếng hỏi vì sao ông bị tra tấn dã man như vậy, thì cán bộ vừa đánh vừa nói “Tội của anh là lưu lại cái tư tưởng, cái hình ảnh, cái tinh thần đó mới là quan trọng. Anh đừng nghĩ đến chuyện trở về nhé”. Những ngày tháng bỏ đói với vô số những trận đòn thù đã làm cho tai ông điếc và cơ thể chỉ là da bọc xương. Cũng có lúc ông đã bị mang ra trường bắn lúc 4 giờ sáng, bịt mắt lại, nhưng không hiểu sao lại có thay đổi vào giờ cuối, cho mang về nhốt lại. Đến ngày ông được thả về, người nhà mô tả là ông phải có người vác đi, vì không tự đi nổi.
Trước đó, khi cán bộ yêu cầu ông viết đơn xin khoan hồng và đổ tội hết cho chế độ cũ chứ ông không tự mình tạo ra những tác phẩm điêu khắc của quân đội. Ông Thu kể rằng lúc đó ông đã đuối sức lắm, chỉ còn thều thào nói được là “Tôi tạo ra, tượng chết thì tôi chết theo”. Một viên cán bộ tức giận nhào tới tát vào hai bên tai của ông. Những cú tát chí mạng khiến máu mũi và máu tai ứa ra, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu điếc gần như toàn phần từ đó.
Ông Nguyễn Thanh Thu có tham gia chương trình đi H.O của sĩ quan bị cải tạo. Ông ở Mỹ gần 10 năm, nhưng loay hoay vì nhớ nghề điêu khắc mà không thể nào nối lại được, sức khỏe thì suy sụp mà quá cô đơn với tâm hồn nghệ thuật của mình, nên sau đó ông xin về lại Việt Nam, sông với con, lặng lẽ tạo ra những bức tượng riêng của mình, ôm giấc mộng đời đến cuối cùng.
Giấc mơ lớn nhất mà điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu vẫn giữ, là có ngày phục dựng được bức Thương Tiếc. Nhưng giờ ở cái tuổi 90, mệt nhoài với những chặng đường đã qua, ngày càng đau yếu, có lẽ rồi ông cũng sẽ ra đi lặng lẽ với những nỗi niềm rất thiêng liêng, đã có trong đời mình.
Còn chút nhớ về, xin hãy thử đến gặp ông, ở những giờ phút này, tại Gò Vấp, Sài Gòn. 
Nhạc Sĩ Tuấn Khanh

Monday, November 23, 2020

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa tháng 11 năm 2020

Tình nghĩa
Sáng nay cả nhóm cùng đến NT QĐBH thắp nhang. Giữa chừng trời đổ mưa lớn, ai cũng tiếc số nhang vừa mới thắp chưa kịp cháy hết. (Vì loại nhang nhóm thắp là loại nhang lớn dài 7 tấc, cháy được cỡ 6-7 giờ đường kính 1cm)
Tuần trước vì ảnh hưởng thời tiết nên không đến được với anh em. Hôm nay, dù mưa ai trong nhóm cũng ráng nán lại chờ trời tạnh để vào thắp cho hết số nhang đem theo. Tôi cũng thấy buồn thương, xót xa trong khung cảnh nghĩa trang u buồn, yên lặng, những nấm mồ rêu xanh ướt đẫm nằm bơ vơ, cô tịch sau cơn mưa, có đốm sáng nhỏ lập loè của những nén nhang.
Thắp nhang xong thì chúng tôi lại mồi 10 gói thuốc, đem tới cắm từng chùm mộ phần mời các vị tử sĩ về hưởng chung, cũng như thuở xưa năm nào trời mưa lạnh, mấy anh em lại trùm chung tấm poncho chia nhau từng điếu thuốc để sưởi ấm.
Tôi khấn nguyện thầm trong lòng các vị anh linh tử sĩ sớm tiêu diêu về miền Niết Bàn Cực Lạc.
Tôi cũng xin nói một ít về việc bão lụt miền Trung. Có nhiều người bạn hỏi tôi sao không nhập nhóm với những người đi cứu trợ mà vẫn còn ở lại Sài Gòn.
Tôi nói: Các bạn ơi, giai đoạn này tình nghĩa đồng bào nhiều nơi thể hiện tấm lòng tương thân, tương trợ trong cơn hoạn nạn của miền Trung. Tôi và nhóm nhang khói, cúng kiếng trong nghĩa trang và lo một phần nhỏ vật chất trao đến người bệnh tật, đạp xích lô ở Sài Gòn. Quan niệm của tôi là phải chia sẻ chan hoà, đâu còn điều kiện để đi xa.
Tôi xin kể về những lần đi cứu trợ dân tôi Miền Tây sông nước năm 1994.
Trận lụt năm đó khá lớn, nặng nhất là tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang. Anh em chúng tôi một số kinh doanh sản xuất góp lại làm trong điều kiện khả năng của nhóm. Đi được 4 chuyến đến tỉnh Đồng Tháp, 2 chuyến đến tỉnh Tiền Giang.
Chân thành tôi kể, lúc nhóm tôi đi có liên lạc trước với Hội chữ thập đỏ của tỉnh Đồng Tháp.  Khi xuống đến nơi phát quà cứu trợ được những người có trách nhiệm rất nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện từ phương tiện chở hàng đến công việc hướng dẫn cho nhóm trao tận tay đồng bào, nói cho chúng tôi biết rõ vùng nào bị thiệt hại nặng/ nhẹ thế nào để tuỳ chúng tôi quyết định đi đến vùng đó. Thậm chí họ còn chu đáo lo cho nhóm chỗ ở, bữa ăn. Nhưng nhóm tôi từ chối vì nghĩ mình đến trao quà mà còn khiến họ phải tốn kém chi phí cho nhóm.
Tôi nghĩ đó là tình nghĩa, trách nhiệm của người đứng đầu tỉnh đối với người dân gặp nạn lũ lụt khó khăn, cũng như họ quý trọng tấm chân tình của các mạnh thường quân đến giúp những gia đình dân trong cơn hoạn nạn.
Lúc ra xe về Sài Gòn ai cũng quý mến và thán phục lương tâm, đạo đức của những người có trách nhiệm tỉnh Đồng Tháp. Sự tử tế, ân cần của họ cũng một phần nào đó giúp người dân tỉnh được giúp đỡ nhiều hơn. Sau đó chúng tôi có quay lại 4 lần để tiếp tục mang những phần quà, số tiền mặt cứu trợ đến với đồng bào tỉnh Đồng Tháp.
Tôi có theo dõi tình hình cứu trợ hiện nay trên mạng xã hội, tôi thấy những nhóm cứu trợ Miền Trung tốn kém phần chi phí phương tiện phụ quá nhiều. Đó là lý do những nhóm hội đi đến vùng ngập lụt gặp khó khăn về kinh phí ngoài dự trù.
Hiện nay dịch bệnh kinh tế khó khăn, nhưng đồng bào trong và ngoài nước dù nghèo hay giàu đều hướng ánh mắt, tấm lòng về miền Trung, dân tình nơi đây đang khốn khó, hoạn nạn. Kẻ ít người nhiều san sẻ với người dân trong cảnh màn trời chiếu đất, đâu ai nỡ ngồi nhìn đồng bào ruột thịt trong cơn bĩ cực hoạn nạn.
Tôi mong các vị có trách nhiệm hãy giúp đỡ tạo phương tiện dễ dàng để những món quà, đồng tiền tình nghĩa được trao đến tận tay những người thật sự đang cần sự giúp đỡ.
Còn nói qua những người có danh tiếng uy tín đứng ra kêu gọi quyên góp chẳng hạn như cô Thuỷ Tiên, MC Đại Nghĩa. Tại sao cô/ cậu này được sự tín nhiệm, kêu gọi thời gian ngắn mà số tiền ủng hộ lên tới cả trăm tỉ?
Những người khắp nơi gởi tiền về giúp dân họ có tấm lòng, họ chọn những cô cậu có đạo đức, lương tâm và tư cách. Chứ không ai đem đồng tiền mồ hôi công sức của mình đi bỏ biển.
Các cô/ cậu ấy sẵn sàng dấn thân đi làm một cách thực tế. Còn nói về những nghệ sĩ khác, tôi biết họ cũng ủng hộ nhiều chương trình từ thiện chứ không riêng gì Miền Trung, nhưng họ làm trong âm thầm. Vì đó cũng là tiền cá nhân của họ.
Đôi khi trong công việc ai làm cũng có khi sơ suất, nhưng đừng vì những thiếu sót nhỏ đó mà gạt bỏ công sức của họ và làm nản lòng những người đã có tấm lòng từ tâm.
Như tôi lúc trao quà các anh em bệnh tật, xích lô số tiền ít ỏi, không bao nhiêu nhưng mình làm với tình thương lương tâm, làm thật mà cũng có những người bình luận thiếu hiểu biết nói tôi đăng hình ảnh 20 NĂM về trước. Nếu như tôi thiếu kinh nghiệm sống, không thực tế ngưng không làm nữa thì phần thiệt thòi vẫn là những người khổ sở, thiếu thốn, bất hạnh kia.
Tôi mong cô Thuỷ Tiên hay các nghệ sĩ, các MTQ hãy vững niềm tin trước những lời đàm tếu, những thị phi. Xem như đây là những thử thách tấm lòng đạo đức, quyết tâm của các cô cậu có danh phận trên con đường làm việc thiện nguyện. Khi làm với lương tâm chân chính thì các cô cậu sẽ luôn được mọi người ủng hộ.
        “Trồng cây gì hái trái đó!”
 Sài Gòn, 25/10/2020
    NLG, KBC 4822

Tuesday, April 21, 2020

***** CÁM ƠN MẦY NHỚ TẾ TAO ***** Phạm Lộc

ĐM....tao nằm dưới ba tấc đất
mầy tế tao cũng muốn đội mồ lên
rót cho đầy ...ực cái kẻo tao quên
con bà nó....cái bia...tao đâu mất

ĐM....sau 75 đất còn mà rất chật
nó trồng cây...che mất khoảng trời xanh
tao nằm đây né gốc rể vây quanh
con mẹ nó....mấy năm không hương khói

con bà nó...tao không cần mầy nói
lên thăm tao cũng khó thiệt cho mầy
nghĩa trang nầy tao vẫn cứ nằm đây
thèm rượu đế mà mầy thì mất biệt

ĐM....nó ...mầy cho tao nói thiệt
tao với mầy sống chết cũng như nhau
cũng dấn thân máu thấm mảnh chiến bào
cũng tê liệt ra vào trò sinh tử

tao chửi thề ...quên đi ngày bất tử
nghĩa dũng đài làm sĩ tử đề tên
mộ cỏ xanh nay mất mẹ nó nền
cây phủ lối mầy lên tìm hơi mệt

rót cho tao một ly lòng tha thiết
uống chúc mừng tình huynh đệ chi binh
cụng cái coi cho thỏa chí tang bồng
say hay tỉnh một lòng theo vận nước

tao phân nửa dành cho mầy phân nửa
tao với mầy tròn lời hứa núi sông..

Phạm Lộc (Tác giả )

Thursday, February 21, 2019

Video Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

 
Video Cuối Năm Thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa Video Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa - Phố Bolsa TV Video Hành Trình Nạng Gỗ Trùng Tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa Video hình ảnh Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa ngày xưa Nghĩa Trang Quân Đội VNCH Gia Lai Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu Vòng Quanh NTQDBH Trùng Tu NTQĐBH Phần 1 Dự Án về Nghĩa Trang Quân Đội VNCH tại Nam California

Tuesday, February 12, 2019

Nghĩa trang Biên Hòa: Phải chăng đây là cách Đồng minh tạ lỗi khi Đồng minh tháo chạy?


image045
Đại Sứ Daniel J. Kritenbrink, Tổng Lãnh sự Mary Tarnowka, Đại Tá Tôn Thất Tuấn, Giáo Sư Phạm Huy Khuê đang dâng hương tại Nghĩa Dũng Đài ngày 29/3/2018.

image046
Đại Tá Hoa Kỳ Tôn Thất Tuấn, Tổng Lãnh Sự Mary Tarnowka, cựu Đại Sứ Ted Osius,
Thiếu Tá VNCH Nguyễn Đạc Thành (hình năm 2017
From: Phóng Viên Ngọc Dung <phongvienngocdung@gmail.com>
Chính Phủ Hoa Kỳ chọn ngày 29/3 hằng năm làm Ngày Cựu Chiến Binh Chiến Tranh Việt Nam và hỗ trợ việc Trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội VNCH tại Biên Hòa

image047
Vòng hoa "Phục vụ, Dũng cảm, Hy sinh" được đặt bên Tường đen Tưởng Niệm 58.000 tử sĩ Hoa Kỳ hy sinh tại VN.

image048
14 cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam đã hiện diện và dược vinh danh.

image049
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Pat Shanahan phát biểu tại buổi lễ Ngày Cựu Chiến Binh tham chiến Việt Nam.

VietPress USA (06/5/2018): Hôm thứ Năm 29/3/2018, trên báo Washington's Top News, ký giả Mike Murillo đã viết bài dưới tựa đề "Sacrifice honored during Vietnam Veterans Day ceremony (photos)" (Sự hy sinh đã được vinh danh trong Ngày Cựu Chiến Binh tham chiến Việt Nam (National Vietnam War Veterans Day).
Bài tường thuật ghi như sau: "Các cựu chiến binh tham chiến Việt Nam nằm trong số hàng trăm người đã tụ tập tại bức Tường Tưởng Niệm chiến tranh hôm thứ Năm - Ngày Cựu chiến binh Việt Nam - để tôn vinh những người từng phục vụ.
Pat Shanahan, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thomas Bowman, Thứ trưởng Bộ Cựu Chiến Binh; và Elaine Duke, Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia, đã phát biểu tại sự kiện này.
Các vị Thứ trưởng cảm ơn các cựu chiến binh Hoa Kỳ đã phục vụ và đã dừng lại để tưởng nhớ hơn 58.000 tử sĩ đã không bao giờ trở lại. Các vị Thứ trưởng đã đặt một vòng hoa bên bức Tường Tưởng Niệm trong buổi lễ, và tất cả đều đã dành một khoảnh khắc im lặng để truy điệu những chiến sĩ đã vĩnh viễn hy sinh." 
Kèm theo bài tường thuật là một số hình ảnh về buổi lễ trang trọng đầu tiên do Liên bộ Quốc phòng, Cựu Chiến Binh và An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cùng tổ chức sau khi Tổng thống Donald Trump ban hành Quyết Định chọn ngày 29 tháng 3 hằng năm làm Ngày Cựu Chiến Binh tham chiến Việt Nam (Vietnam War Veterans Day)/
Có một điều ít ai biết, đó là cùng lúc diễn ra tại Thủ đô Hoa Kỳ Washington D.C. lễ Vinh Danh Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tại Việt Nam và tưởng nhớ trên 58.000 Tử sĩ Hoa Kỳ hy sinh trong chiến tranh Việt Nam vào ngày 29/3/2018 tại bức tường đen Tưởng Niệm tại nghĩa trang Quốc gia Arlington Hoa Kỳ; thì cùng ngày 29 tháng 3 năm 2018 tại Nghĩa Trang Quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ở Biên Hòa, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã cho ông tân Đại sứ Daniel J Kritenbrink từ Hà Nội vào, cùng với Tổng Lãnh Sự  Mary Tarnowka của Hoa Kỳ tại Saigon; phối hợp với Đại tá Tôn Thất Tuấn Tùy Viên Quốc Phòng Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam  Giáo Sư Phạm Huy Khuê đại diện Hội  VAF (Vietnam American Foundation), đến đặt Vòng Hoa tưởng niệm các anh linh tử sĩ Quân lực VNCH đang an nghỉ tại đây. 
Giáo Sư Phạm Huy Khuê là Phó Hội Trưởng Hội Thiết Giáp Bắc California từ San Jose bắc California đã thay mặt Hội VAF trở về Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa để cùng đi với phái đoàn Đại sứ Hoa Kỳ vào cổng Tam Quan, đến Đền Tử Sĩ,  Nghĩa Dũng Đài đặt vòng hoa và thắp hương, dâng lễ vật lên bàn thờ, viếng thăm ngôi mộ tập thể khoảng 200 chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong ngày 30 tháng 4 năm 1975; viếng thăm các ngôi mộ đã trùng tu và những ngôi mộ chưa trùng tu để tưởng nhớ đến các chiến sĩ VNCH đã anh dũng hy sinh thân mình bảo vệ nền tự do, dân chủ, nhân quyền, đem lại sự no ấm cho người dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống sự xâm chiếm của Cộng Sản Bắc Việt.
Giáo sư Phạm Huy Khuê cho hay Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thông báo cho VAF có mặt kịp thời để dự buổi thăm viếng chính thức của Đại sứ Hoa Kỳ từ Hà Nội và Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài-gòn đến dâng hương truy điệu anh linh các tử sĩ VNCH tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa ngày 29/3/2018.

image050
Giáo Sư Phạm Huy Khuê đang họp với nhân viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (Hình do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ)
Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa được khởi công vào tháng 11 năm 1967, mô phỏng hình con ong, do kiến trúc sư Lê Văn Mậu phụ trách thi công trong thời gian 6 năm, chi phí 100 triệu đồng tiền Việt Nam Cộng hòa tính theo thời giá năm 1973. 
Nghĩa trang tọa lạc trên một đồi thấp diện tích 125 hecta, được phân chia thành 8 khu từ A đến H sắp xếp theo hình nan quạt mà trung tâm là Nghĩa Dũng Đài gồm một tháp xi-măng cao 43 m. Mộ của các cấp chỉ huy nằm trong vòng chính giữa, rồi đến vòng cung mai táng các sĩ quan. Các ngôi mộ được chôn từ năm 1968 Tết Mậu thân đến mùa hè Đỏ lửa năm 1972 đều có bệ ciment. Mộ chiến sĩ tử trận sau này còn đắp đất nằm vòng ngoài. 
Sáng ngày 01/5/1975, những người còn lại quanh nghĩa trang đã chôn cất lần chót tất cả số di hài quân và dân lẫn lộn vào những mộ tập thể. Từ đó đến nay không có ai được chôn cất thêm tại khu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa nữa. 
Mặt tiền nghĩa trang có một bức tượng mang tên “Thương tiếc” cao 5 m và được đặt trên bệ cao 3 m, do nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu sáng tạo, khắc họa hình ảnh một quân nhân Việt Nam Cộng hòa cầm súng ngồi canh gác, được dựng vào năm 1966 ở sát quốc lộ Saigon - Vũng Tàu ngay ngã rẽ đi vào khu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Nhiều huyền thoại kể về bức tượng nầy. Có người kể ban đêm trời sang trăng, bức tượng Thương Tiếc đã cầm sung bước đi bang trên quốc lộ rồi biến mất.
Vào trong nghĩa trang còn có đền Tử sĩ được xây trên một ngọn đồi thấp, trước đền có cổng tam quan. Theo quy hoạch, nghĩa trang có sức chứa 30.000 mộ. Cao điểm vào Tết Mậu Thân 1968 và Mùa hè đỏ lửa 1972, nghĩa trang tiếp nhận trên 10.000 chiến sĩ trận vong. Tính đến năm 1975, nghĩa trang là nơi chôn cất của 18.318 lính và sĩ quan, chiếm 1/3 diện tích nghĩa trang. Bên cạnh tiếp nhận các quân nhân tử trận, nghĩa trang còn là nơi an táng các viên chức chính quyền VNCH thuộc ba ngành quyền lực gồm lập pháphành pháp và tư pháp.
Sau ngày Việt Nam Cộng hòa sụp đổ vào 30/4/1975, nghĩa trang này do Bộ Quốc phòng Cộng Sản Việt Nam (CsVN), Quân khu 7 quản lý. Kể từ đó khu nghĩa trang nầy không được trùng tu vì là khu vực quân sự "nhạy cảm". Chính quyền CsVN cấm không một ai được vào thăm mộ. Trong một miêu tả trước đây, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Saigon cho biết: "Những tượng đài đổ vỡ, đường đi chỉ là đất với sỏi... Bên ngoài nghĩa trang cũng không khá hơn, cửa tiệm và nhà dân lấn đất nghĩa trang, cột đá và cầu thang trước đây là lối đi vào nghĩa trang thì nay bị cây cối, dây leo quấn hoàn toàn". Trước năm 2006, 12.000 trong số hơn 14.000 ngôi mộ bị mất nắp xi măng. Tượng Thương tiếc bị kéo đổ sau 1975. Nghĩa Dũng đài bị cắt cụt một đoạn.
Tại các đất nước văn minh, khi thay đổi một chế độ, thì chế độ mới vẫn tôn trọng và bảo quản nghĩa trang của những người lính của chế độ cũ vì quân đội không phải bảo vệ riêng cho ai mà bảo vệ đất nước và nhân dân. Nhưng với nhà nước CsVN thì khác; họ xây dựng nghĩa trang cho quân đội xâm lược của Trung Quốc, khánh thành những nghĩa trang cho Quân đội Nhân dân của chế độ CsVN trong khi cho đập phá hay làm ngơ cho đập phá Nghĩa trang Quân đội VNCH tại Biên Hòa và cấm thân nhân vào thăm viếng.  

image051
Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa bị đổi tên thành Nghĩa trang Nhân dân Bình An.
Thế nên từ lâu vấn đề nghĩa trang Quân đội Biên Hòa đã là tâm điểm khuyến nghị của người Việt ở hải ngoại vì họ cho rằng nhà cầm quyền CsVN phải có trách nhiệm bảo vệ và tu sửa nơi chôn cất của binh sĩ chế độ cũ trước khi nói đến hòa giải hòa hợp dân tộc. Ngày 27 tháng 11 năm 2006, không lâu sau khi nhậm chức Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định 1568/QĐ-TTg "đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương do Quân khu 7, Bộ Quốc phòng quản lý sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương" và "chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật.". Như vậy, chỉ có 1/3 diện tích nghĩa trang nơi có mộ được bàn giao là 58 hecta, còn diện tích đất tuy thuộc nghĩa trang song chưa có mộ thì CsVN đã lấy ra chia chác cho một số thẩm quyền, Công ty để xây dựng những công trình khác như Trường dạy nghề, Bộ đội Quân khu 7 thì nuôi heo, nuôi bò thả rong trong Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa và xây bức tường ngăn cách để chiếm dụng đất của những tử sĩ VNCH.
Năm 2007, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương bày tỏ rằng tỉnh "ủng hộ việc bà con tiến hành chỉnh trang, sửa sang lại những phần mộ ở đây để có một nghĩa trang nhân dân đẹp đẽ."

image052
Đền Tử sĩ trước năm 1975 (bến góc phải) và bây giờ sau khi CsVN chiếm Miền Nam.

image053
Tượng Thương Tiếc trước Nghĩa trang Quân Đội VNCH bị giật đổ sau ngày 30/4/1975.
Lợi dụng dịp nầy, từ đầu năm 2007, Sáng hội Việt-Mỹ (Vietnamese American Foundation - VAF) đã xây bàn bằng đá ở khu G7, được sử dụng làm chỗ thắp hương và để hoa quả cúng. Hiện nay tất cả các khu đều có bàn đá mà theo ông Nguyễn Đạc Thành - chủ tịch VAF - thì các bàn này là do chính quyền tỉnh Bình Dương xây. Nghĩa Dũng đài cũng được trùng tu như quét sơn, làm lại bằng gạch, trồng cây cảnh và hoa, ở phía trước có một bệ thắp hương bằng đá đen. Theo Nguyễn Quang Hạnh - chủ tịch Hội Nạng Gỗ ở Pháp - thì phía ông đã sửa sang, đắp đất lại, dọn cỏ, dựng lại những bia gãy đổ, quét vôi lại cho những mộ xi măng được 2.642 mộ và xây mới 382 mộ. 
Chính phủ CsVN trước áp lực của công luận quốc tế và đề nghị của cộng đồng người Việt hải ngoại nên đã cho phép thân nhân tử sĩ VNCH được tự do trùng tu phần mộ. Trong số 18.318 ngôi mộ trước năm 1975 thì nay chỉ còn khoảng hơn 14.000 ngôi mộ mà hầu hết đã bị đập phá mộ bia. Khoảng trên 2.500 ngôi mộ đã được thân nhân cải táng dời đi nơi khác. Số còn lại bị san bằng không còn dấu vết. 
Vì lý do muốn xâm lấn thêm đất vòng ngoài nên Nhà nước CsVN ra lệnh một số ngôi mộ phải cải táng. Ai có thân nhân nằm tại vùng bị giải tỏa phải dọn đi, nếu không, thì chính quyền sẽ giải quyết. Cho đến nay, không ai biết rõ CsVN đã giải quyết ra sao, nhưng cụ thể là phía Nam và phía Bắc của vòng tròn chôn cất chung quanh Nghĩa Dũng đài đã bị xâm chiếm. Rất nhiều ngôi mộ bị mất có thể nằm trong giai đoạn giải quyết nầy của nhà cầm quyền CsVN. Họ xóa sạch một số mộ và chiếm đất rồi cho xây một bức tường theo con đường vòng phía Nam nghĩa trang, chỉ dành lối ra vào bên hông. Đường vào cổng chính đã bị nhà máy nước Bình An chắn ngang. Doanh trại Bộ đội CsVN xây cất thêm phía Bắc. Trồng cây xanh khắp nơi trong nghĩa trang để huấn luyện tân binh. Nhiều trâu bò thả rong trong nghĩa trang. Toàn thể khu vực trở thành vùng quân sự cấm quay phim, chụp hình. Lúc dễ, lúc khó, thân nhân vẫn được vào thăm mộ nhưng phải đi theo bức tường phía Nam và đi ngả sau. Đó là tình trạng đã xảy ra cho đến tháng 4-1993 theo một cựu quân nhân VNCH từ Hoa Kỳ về thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa tường thuật lại. 

image054
Từ trái qua phải: Đại Tá Tôn Thất Tuấn , Đại Sứ Daniel J. Kritenbrink, Giáo Sư Phạm Huy Khuê, Tổng Lãnh Sự Mary Tarnowka đang đi thăm Nghĩa trang Biên Hòa ngày 29/3/2018.
Bức tượng ‘Thương tiếc’ ngoài đầu xa lộ bị đập phá bỏ, kéo đi. Nhà máy nước Bình An chiếm đóng giữa con đường từ Đền Tử Sĩ đến Nghĩa Dũng Đài. Chung quanh khu nghĩa trang, bộ đội, dân chúng và chính quyền chiếm dụng làm doanh trại và nhà cửa. Thâm ý của nhà cầm quyền CsVN dưới thời ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là chuyển giao Nghĩa trang Quân đội VNCH Biên Hòa để trở thành Nghĩa trang Nhân dân Bình An là nghĩa trang dành cho dân sự nằm tại phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình DươngViệt Nam. CsVN cố tình xóa đi di tích Nghĩa trang Quân đội VNCH để họ muốn không còn ai nhắc nhở gì đến chế độ VNCH dù là một nghĩa trang dành cho các tử sĩ của Miền Nam từng chiến đấu oai hùng, hy sinh xương máu chống lại giặc Cộng Miền Bắc do Trung Quốc và Liên-Xô chỉ đạo và lèo lái. 
Thế nhưng hằng năm nhà nước CsVN thu về mối lợi từ 7 đến 9 tỷ USD do người Việt tỵ nạn ở Hoa Kỳ và các quốc gia Hải ngoại gởi về. Áp lực của người Việt tự do luôn nghĩ đến các tử sĩ VNCH tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa cũng như các anh em Thương Phế Binh VNCH đang sống khó khăn và bị chèn ép ở quê nhà. Các cuộc quyên góp được tổ chức khắp nơi để trùng tu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa cũng như giúp đỡ anh em Thương Phế Binh VNCH đang sống tại Miền Nam VN. 
Nhờ đó, khoảng hơn 10.000 ngôi mộ các tử sĩ VNCH tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa đã được tu sửa do ông Đỗ Hữu Nhơn Hội Trưởng Hội Lực Lượng Đặc Biệt Bắc California và Liên Hội Cựu Quân Nhân Bắc California đảm trách với sự đóng góp tài chánh của các anh em cựu quân nhân Quân Lực VNCH trên toàn thế giới.

image055
Khu các ngôi mộ đã được trùng tu.
Nhưng kể từ đầu năm 2007 khi ông Nguyễn Đạc Thành sáng lập tổ chức "Sáng hội Việt-Mỹ (Vietnamese American Foundation - VAF)" và chính thức vận động chính phủ Hoa Kỳ can thiệp với nhà cầm quyền CsVN tạo dễ dàng cho việc trùng tu Nghĩa trang Quân đội VNCH tại Biên Hòa thì đã có nhiều tiến triễn tốt đẹp hơn. Điều may mắn là có Đại tá Tôn Thất Tuấn Tùy Viên Quốc Phòng Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam đã tích cực hỗ trợ nên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Saigon đã mạnh mẽ chuyển tiếng nói và nguyện vọng của người Việt tự do đinh cư tại Hoa Kỳ cũng như khắp nơi trên Thế giới muốn trùng tu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa đến Đảng và Chính phủ CsVN khiến họ không thể từ chối.
Đến nay tổ chức VAF của ông Nguyễn Đạc Thành đã hoạt động được 12 năm. Giai đoạn đầu đã có nhiều nghi ngờ cho rằng tổ chức nầy vận động dùng việc hô hào trùng tu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa và đi tìm thi hài các tử sĩ VNCH bị thất lạc trên khắp chiến trường Miền Nam VN là nhằm âm mưu hòa giải hòa hợp dân tộc theo đường lối của CsVN. Nhưng nay thì không phải như thế.. mà chính là Chính phủ Hoa Kỳ thực tâm muốn tưởng nhớ đến những bạn đồng minh VNCH mà qua sự sai lầm của chiến lược do Henry Kissinger dưới thời TT Richard Nixon chủ trương bỏ rơi VNCH để rút quân khỏi chiến trường Việt Nam, giúp Hoa Kỳ bắt tay với Trung Quốc khiến hằng triệu quân dân cán chính VNCH phải chết thảm, tù tội, mất nước và ngày nay ngay cả Hoa Kỳ cũng đang bị Trung Quốc tìm cách triệt hạ để giành vị thế Cường quốc số 1 Thế giới.

image056
Phái đoàn thăm Đền Tử sĩ bị bỏ hoang phế xuống cấp trầm trọng ngày 29/3/2018.
Điều may mắn là nay Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có chính sách và chiến lược đối đầu thẳng thừng và quyết liệt với Trung Quốc nên ông đã ban hành Quyết định chọn ngày 29 tháng 3 làm Ngày Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam (Vietnam War Veterans Day).
Cùng lúc Liên bộ Quốc phòng, Cựu Chiến Binh và An ninh Quốc gia Hoa Kỳ tổ chức vinh danh các Cựu chiến Binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam và truy điệu 58.000 anh hùng tử sĩ Hoa Kỳ hy sinh trong chiến trường Việt Nam vào ngày 29/3/2018 tại bức Tường đen Tưởng Niệm ở thủ đô Washington D.C. Hoa Kỳ; thì Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cho Đại sứ Hoa Kỳ Daniel J Kritenbrink từ Hà Nội và Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Mary Tarnowka tại thành phố Saigon cùng với đại diện VAF là Giáo Sư Phạm Huy Khuê đã cùng Đại tá Tôn Thất Tuấn Tùy Viên Quốc Phòng Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam đến Nghĩa trang Quân đội VNCH tại Biên Hòa ngày 29/3/2018 để đốt nhang tưởng niệm các anh linh tử sĩ VNCH hy sinh nằm xuống bảo vệ biển, đảo, đất liền Miền Nam Việt Nam còn lại hôm nay cho những tên tham quan CsVN chia lô giành giựt, cướp đất, buôn dân bán nước cho giặc Tàu. 
Ngày 05/5/2018 vừa qua, ông Nguyễn Đạc Thành và "Sáng hội Việt-Mỹ (Vietnamese American Foundation - VAF)" đã mời Đại sứ Hoa Kỳ Daniel J Kritenbrink từ Hà Nội đến Houston Texas để tổ chức tường trình về kết quả và phương hướng trùng tu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa cùng với chương trình đi tìm, di dời hài cốt các tử sĩ VNCH bị thất lạc trong chiến tranh Việt Nam. Ông Nguyễn Đạc Thành cho biết đã trùng tu xong 10.000 ngôi mộ và sẽ trùng tu hoàn tất thêm 4.000 ngôi mộ khác trong năm 2018. Qua năm 2019 sẽ làm lại hệ thống các đường trong khu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. 

image057image058
Đại Tá Tôn Thất Tuấn , Đại Sứ Daniel J. Kritenbrink, Gs Phạm Huy Khuê, TLS Mary Tarnowka  thăm Nghĩa Dũng Đài 29/3/2018
Nữ Phóng Viên NGỌC DUNG
VietPress USA.

Wednesday, February 6, 2019

Hạ Sĩ Nhật Trần Thanh Bình Đoàn 1 Sở Liên Lạc - Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

Bà xã Cường đứng thắp nhang. Cường mổ Tim nặng, nay không thể chạy Honda. Chị nghỉ làm hôm nay để đưa Chồng đến hoàn tất ngôi mộ cho Trần Thanh Bình. Xa xa , những ngôi mộ rong rêu, đen thui, cũng là dấu hiệu không người chăm sóc.Có 2 ngôi mộ sơn Vàng, là có thân nhân, nên sạch sẽ. Rễ cây ăn sâu vào Mộ Bình cũng được cắt bỏ bớt.

Đồng đội đi tìm mộ Trần Thanh Bình. Nhìn thấy ngôi mộ bị san bằng. Một nén nhang cho người đã nằm xuống.Hình lúc mới tìm được Mộ

Tấm Bia vẫn của thời VNCH. Chỉ sửa lại tấm hình cho đầy đủ. Không thay bia mới.

Toán Phong tây Sáng tái lập mộ... Đồng đội. Từ ngày Trần Thanh Bình thuyên chuyển về "Vùng 5 Chiến Thuật". Anh em thực sự Âm Dương xa cách. Bình nằm ở đâu, nghĩa trang nào. Chúng tôi hoàn toàn không biết. Những thằng còn lại trên Dương Thế, cứ thế mà lầm lũi bước. Nếu cuộc chiến vẫn tiếp tục, có thể chúng tôi sẽ gặp nhau, sau khi gục ngã trên một chiến trường nào đó. Đời đi Toán, thấy đó rồi mất đó. Nhất là những người Lính như chúng tôi, không bao giờ được làm tham mưu, ngoại trừ mất đi một phần thân thể. Thì mới chính thức giã từ vũ khí.
Mãi cho đến một ngày sau 43 năm. chúng tôi mới biết tin Bình trong một khung cảnh thật xót dạ, đau lòng. Mồ mả bị san bằng. Bia thì bị đục lỗ nát mặt. Tôi và Nguyễn Mạnh Cường chia việc ra mà làm. Tôi thông báo anh em Hải Ngoại. Cường cùng vài anh khác đi tìm mộ của Bình ở đâu. Chúng tôi trao đổi điện thoại "bằng mọi giá chúng ta xây cho Bình Một căn nhà". Vui hơn nữa, Anh Phong Tây sáng, người Toán Trưởng đi công tác với Bình thường xuyên cũng nhận được tin. Thế cũng đủ. 3 người chúng tôi gấp rút thực hiện trách nhiệm của những thằng còn sống. Bàn bạc với Cường. Chúng tôi quyết định làm ngôi mộ của Bình theo tiêu chuẩn đã có hơn 43 năm về trước. Bia cũng thế. Chúng tôi muốn giữ cái tấm Bia của "cái thời chúng tôi phục vụ". Tất cả làm lại nguyên trạng cũ. Ngọai trừ tấm hình phải mang đi làm Photoshop để nhìn Bình rõ ràng hơn. Thế cũng xong. Lòng chân thành của 3 chúng tôi. 3 người đã từng đi chung công tác với Bình ở một chiến trường nào đó. Hôm nay, vẫn xin nhớ lại chút tình xưa. Tưởng nhớ đến Bình. Một người đã khuất. Một nén nhang. Một hớp rượu . Nhớ đến đồng đội cũ. Đồng tái lập mộ. Phong Tây Sáng
Nguyễn Mạnh Cường
Cao Sơn
Hạ Sĩ Nhật Trần Thanh Bình Đoàn 1 SLL/NKT Tử Trận ngày 6 tháng 1 năm 1975 trong đêm đánh đặc công vào trại Ngô Văn Sang - Đoàn 1 /SLL

Thursday, February 9, 2017

Hình Ảnh Nghĩa Trang Biên Hòa Tháng 10 năm 2016

 Kế bên đống máy móc là một trong ba gốc trụ của Bức Tượng Thương Tiếc, gia đình này vẫn thường thắp nhang

Một Số Hình Ảnh mới Nhất của NTQDBH do một thân hữu vừa trở về Việt Nam , đến thăm NTQDBH gởi tặng:

1
Nơi ghi danh để vào thăm nghĩa trang

4
Hàng rào ngăn giữa nghĩa trang và khu dân cư

7
Cổng trước của đền thờ Tử Sĩ

8
Đền thờ Tử Sĩ nhìn từ xa

14
Tuy loang lỗ màu thời gian nhưng nóc Đền thờ Tử Sĩ vẫn vững chãi

11
Phía sau đền thờ Tử Sĩ

15
Vài tấm gạch vỡ là chứng tích của thời gian

16
Hai cựu binh VNCH từ rất lâu đã tự nguyện chăm lo mộ phần các đồng đội

2
Đường vào Nghĩa Trang

9
Phía trước của đền thờ Tử Sĩ nhìn gần

13
Phía sau của đền thờ Tử Sĩ

18
Một khu nghĩa trang được trùng tu do đóng góp của một Mạnh Thường Quân trong nước (dấu tên) tài trợ trùng tu 100 ngôi mộ

33
Khu này hơn hai trăm mộ mới được trùng tu

35
Các ngôi mộ đang được xây

36
Các ngôi mộ đang được xây

37
Mộ nào còn bia, nhóm xây dựng sẽ giữ nguyên bia lại

38
Một ngôi mộ được gia đình bốc về quê

39
Một tấm xi măng cốt sắt sẽ được phủ lên mộ

41
Một đứa cháu đi tìm trong tuyệt vọng mộ của người thân mà tin tức về vị trí ngôi mộ không còn vì ông bà của cháu qua đời

42
Thắp nhang cho các chiến hữu nằm cạnh mộ của người thân

43
Thắp nhang cho các chiến hữu nằm cạnh mộ của người thân

44
Còn khá nhiều ngôi mộ hoang tàn như thế này

45
một nấm mộ mà mắt thường mới nhận ra chứ chụp hình không thấy được

47
Khu có tường như thế này là dành cho các Tướng

48
Mộ Thiếu tướng Nguyễn Văn Phước

49
Mộ Thiếu tướng Nguyễn Văn Phước

50
Mộ Tướng Nguyễn Huy Ánh Không Quân

51
Mộ mới được trùng tu chờ được sơn

53
Không thể nhận ra các ngôi mộ đất phủ đặc lá khô

54
Đây là những ngôi mộ vào lúc cuối của cuộc chiến

55
Gia đình đưa cháu lên viếng mộ ông

56
Kế bên đống máy móc là một trong ba gốc trụ của Bức Tượng Thương Tiếc , gia đình này vẫn thường thắp nhang

3 5 6 19 21 22 23 25 26 29 30 31 32 34 40 46 52