Friday, March 15, 2013

Dân sự hóa nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa / BBC

Cổng vào nghĩa trang Biên Hòa
Nghĩa trang Biên Hòa vốn nằm dưới sự quản lý của Quân khu 7

Trong một quyết định không được truyền thông trong nước loan tải rộng rãi, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị dân sự hóa khu nghĩa trang Biên Hòa.
Nghĩa trang này, nay nằm tại xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, là nơi chôn cất hàng chục ngàn binh lính và sỹ quan của chế độ Việt Nam Cộng hòa.
Từ sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, nghĩa trang này vẫn nằm dưới sự quản lý của Quân khu 7 thuộc Bộ Quốc phòng.
Quyết định số 1568/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ viết: "Đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 hecta đất khu nghĩa địa sang sử dụng vào mục đích dân sự".
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương được giao trách nhiệm ra quyết định thu hồi đất trong tháng 12/2006 và thực hiện quản lý, sử dụng khu nghĩa trang này "bình thường như các nghĩa địa khác" ở Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các bộ ngành liên quan trong quyết định này báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 30/7/2007.
Hòa hợp, hòa giải
Ông Võ Văn Cư, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, nói với đài BBC phải tới tháng 7/2007, tỉnh mới chính thức nhận bàn giao khu nghĩa trang xã Dĩ An.
"Hiện nay chúng tôi đang lập kế hoạch để quản lý khu đất này như một nghĩa trang dân sự".
Nghĩa trang Biên Hòa
Nghĩa trang đã lâu không được trùng tu
Dưới sự quản lý của quân đội, tuy người dân vẫn có thể vào thăm mộ thân nhân, khu nghĩa trang hàng chục năm nay không được trùng tu và nhiều nơi đã xuống cấp khá trầm trọng.
Ông Nguyễn Vi Túy, người từng gửi bài cho BBC Việt ngữ, vừa có chuyến thăm tới Nghĩa trang Biên Hòa, mô tả rằng khung cảnh nơi đây khá tiêu điều.
Người dân đã định cư xung quanh khu nghĩa trang, quân đội cũng làm vườn và chăn nuôi tăng gia ngay bên cạnh.
Nghĩa trang Biên Hòa lâu nay đã nằm trong tâm điểm các khuyến nghị của người Việt hải ngoại, những người cho rằng chính phủ trong nước phải tu sửa nơi chôn cất tử sỹ của chế độ cũ trước khi có thể nói đến hòa hợp, hòa giải dân tộc.
Một trong các cựu lãnh đạo của chế độ VNCH, tướng Nguyễn Cao Kỳ, cũng đã trực tiếp yêu cầu chính phủ Việt Nam phải trùng tu nghĩa trang Biên Hòa.
Cuộc chiến tương tàn
Ông Nguyễn Văn Hoành, một người từng phục vụ trong quân đội VNCH, nói với BBC rằng quyết định của chính phủ Việt Nam là "một điều tốt đẹp".
"Khi đi ngang qua nghĩa trang Biên Hòa, thấy có sự xây cất mới, tôi cũng thấy vui".
Tuy nhiên, cựu trung tá không quân VNCH Nguyễn Phúc Tửng, hiện đang sống tại Pháp, nhận xét điều này vẫn còn chưa đủ.

 Tất cả những người chiến sỹ miền Nam cũng như miền Bắc phải được tôn trọng, vinh danh như nhau.
Cựu trung tá VNCH Nguyễn Phú Tửng

"Tôi muốn tất cả những người chiến sỹ miền Nam cũng như miền Bắc phải được tôn trọng, vinh danh như nhau".
"Chỉ trùng tu nghĩa trang Biên Hòa mà thôi chưa bù đắp nổi các mất mát của các chiến binh cộng hòa".
Chiến tranh Việt Nam, kết thúc năm 1975, đã gây ra mất mát to lớn về nhân mạng. Một triệu binh lính người Việt của cả hai bên đã thiệt mạng.
Cựu thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, khi nói về kết thúc cuộc chiến, đã bình luận đó là sự kiện mà "khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn".
Ông Kiệt cũng nói đó là "vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành".
--------------------------------------------------------------------
Trương Huy, Huế
Tôi lấy làm vui mừng cho quyết định của T.Tướng Dũng là 1 người sinh ra sau chiến tranh và đang thuộc tầng lớp trẻ Việt Nam chúng tôi mong muốn hoà giải dân tộc đoàn kết trong ngoài cùng chung tay xây dựng Tổ quốc Chung của Chúng ta Việt Nam! Điều này là 1 phần mở đầu cho việc hoà giải dân tộc và nên giải quyết theo chiều hướng tốt này trong thời gian đến đây!
Lưu Đình Vong, Little Saigon, Cali
Đã hơn 30 năm kể từ khi người CS chiếm miền nam VN cho đến tận bây giờ cũng vẫn còn nối dài một cuộc chiến tranh khác. Bây giờ mới là một cuộc chiến tranh ý thức hệ của riêng nước VN mà không có sự xâm luợc, chỉ đạo nào của các cương quốc như trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Tôi cho rằng những người đang kêu gào hoà hợp haò giải dân tộc, hoặc là phe các "đồng chí" hoặc là quá... lãng mạn về chính trị. Cũng xin đừng nhập nhằng nói về hoà giải dân tộc kiểu ngài Thủ Tướng quyết định "dân sự hoá nghĩa trang Quân đội VNCH". Ai hoà giải với ai?
Nhân dân VN như tôi là người lính VNCH và bạn là người lính của bộ đội CS thì chỉ là những người phải tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh của quân đội như bất kỳ quân đội nào trên thế giới và tự cổ chí kim. Cái lệnh ấy là chúng ta phải bắn vào nhau ngoài chiến trường. Vì vậy Chúng ta không có diều gì trở ngại trong việc bắt tay với nhau khi hoà bình lập lại.
Những hận thù gây ra còn tồn tại tới ngày nay, và bảo đảm sẽ còn tồn tại lâu hơn nữa, là kết quả của những chính sách vô cùng tàn độc của chế độ cai trị đất nước của chúng ta, hay nói đơn giản là Đảng CSVN suốt từ khi Đảng này thành lập cho đến ngày nay. Họ muốn hoà giải với nhân dân chỉ vì ngày nay những "ốc đảo" còn treo lá cờ đỏ búa liềm đã giống như những sinh vật gần "tuyệt chủng" của nhân loại.
Mia Nguyễn
Cuộc chiến nào rồi cũng qua đi, chỉ còn lại nỗi đau trong lòng những người thân của những người đã mất. VNCH cũng được mà CNXH cũng được, chỉ là 2 chế độ khác nhau, đi theo 2 luồng tư tưởng khác nhau. Sinh ra và lớn lên ở VN, tôi được gọi là 1 người trong thế hệ 8X. với chúng tôi, người nào cũng là người! Việc dân sự hóa 1 nghĩa trang vốn được quân đội quản lý, có gì đâu mà phải ầm ĩ?! Đừng bới móc, đừng khiêu khích! Hãy nhìn nhau thoáng hơn, rộng lượng hơn, và nhân ái hơn!

 Việc dân sự hóa 1 nghĩa trang vốn được quân đội quản lý, có gì đâu mà phải ầm ĩ.
Mia Nguyễn

Nguyễn Thanh, HCM
Dân sự hoá có nghĩa là có thể xây xựng các công trình dân dụng như nhà ở, chợ búa, trường học, xí nghiệp v.v. và khi đó nghĩa trang sẽ không còn nghĩa trang nữa, giống như khu mả lạng chẳng ra thể thống gì. Hình như nhiều người lầm tưởng từ ngữ ấy là hoà giải. Nghĩa trang quân đội ở Cần Thơ bị san bằng làm xí nghiệp đóng giầy từ rất sớm, không hiều sao mà xảy ra tai nạn chết người và làm ăn lỗ lã liên tục đến phá sản. Tôi nghĩ là miếng đất nghĩa trang nầy to quá đang bị dòm ngó ấy thôi. Thân nhân lo chuẩn bị cải táng đi thôi. Chẳng có hoà giải dân tộc gì đâu, đừng có mong.
Đặng Văn Minh, Hà Nội
Tôi không định viết nhưng đọc được vài dòng thì thấy cần phải có thái độ: Chúng tôi xin cảm ơn Người quân tử đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Xin ông hãy giữ gìn UY và TÍN như hiện nay vì tôi thấy có nhiều người xung quanh để ủng hộ ông, việc làm của ông đã làm cho Cộng Sản ôm hôn Cộng Hoà. Vậy thì cái quyết định của ông đáng giá không gì có thể so sánh.
Hãy tưởng tượng bạn là người lâu lắm rồi không được khóc, được nhìn thấy nơi yên nghỉ của Tiên nhân. Sông có cội, suối có nguồn tôi tin rằng ngày mai sẽ tươi sáng hơn. Xin chúc ngài Thủ tướng tiếp tục có các bước đi hợp lòng dân.
Nguyễn Long, Australia
Thưa Ông Huynh Ðệ, Cựu Sĩ Quan VNCH. Ông kêu gọi mọi người hòa hợp mà liệu phía chiến thắng có thật sự chịu hòa hợp không khi trong Sơ Yếu Lý Lịch truy hạch bố mẹ ông trước và sau 30.4.1975 cấp bậc, nhiệm vụ gì. Ðừng bắt người khác hòa hợp với mình nhưng chính mình nên tỏ ra thiện chí trước.
Nguyễn Nam, TP HCM
Việc đã trải qua hơn 30 năm rồi. Hành động biến nghĩa trang này thành khu vực quân sự làm tôi nghĩ đến việc Nguyễn Gia Long trả thù anh em nhà Tây Sơn vậy. Hành động này rồi sẽ bị ghi vào lịch sử, và sẽ bị lên án muôn thuở về hành động phi nhân tính.
Và như một bạn đọc đã nêu ý kiến, khi trả về quản lý dân sự, rồi bày ra cái trò "quy hoạch", "giải tỏa" thì coi như di tích lịch sử sẽ bị xóa sổ một cách hợp pháp. Hy vọng đây là một hành động hoà giải thật tâm của ĐCSVN, chứ không phải là một thủ đoạn nham hiểm nữa trong giai đoạn lịch sử mới.
Hoàng Duy, TP HCM
Tại sao phục vụ cho VNCH mà lại đòi CS bù đắp thiệt hại mất mát nhỉ.Sao không kêu MỸ hay những người trong VNCH bù đắp đi.Tôi thấy chính phủ đang dần muốn hòa hợp rồi, xin các chú các bác đừng vẽ hận thù trong lòng giới trẻ chúng tôi nữa, hãy để cho chúng tôi được tiến tới tương lai,hãy cho chúng tôi lòng yêu mến và cảm phục vì sự hy sinh cho lý tưởng của chiến cả 2 bên CH và CS, chứ đừng vẽ hận thù.Chắc gì VNCH thắng thì không làm như CS chứ.
H, Sài Gòn
Tôi chưa bao giờ trở lại và sẽ không bao giờ trở lại nếu những người giết cha tôi, chồng tôi vẫn còn tôn vinh cái gọi là CNXH. Dee Dee Nguyễn, Seattle -------------------- Tôi tự hỏi nếu quý vị thực sự muốn hòa giải thì tại sao lại tô đậm những dòng chữ thế này. Tôi không bàn luận về các suy nghĩ của các bạn. Tôi chỉ hỏi thực sự những người đang làm chủ bút diễn đàn này muốn gì.
Nguyễn Thu, Melbourne, Australia
Ba tôi là sĩ quan VNCH, tuy năm 1975 đã giải ngũ, nhưng cũng phải học cải tạo, về quản chế tại địa phương và qua đời trong thiếu thốn. Anh em chúng tôi ngày ấy đều phải chịu đựng nhiều khổ nhọc vì cái lý lịch của gia đình. Tôi cũng có họ hàng gần trong gia đình ở trong quân đội nhân dân miền bắc, có chú sau này lên tới Tướng và một anh là Đại tá. Phong cách của họ cũng giông giống như ba tôi: Họ đều là quân nhân gương mẫu, hết lòng vì đồng đội, vì đơn vị, vì lý tưởng, chiến đấu dũng cảm... Ba tôi có Bảo Quốc Huân Chương còn các chú, các anh bên kia cũng thành tích sáng chói ghê lắm.
Cũng như ba tôi, cuối đời về hưu, cả ông tướng lẫn ông tá đều nghèo như nhau. Đám tang ba tôi, một ông cậu kháng chiến về làm cán bộ to ở tỉnh nhà đến làm chủ tang, cậu nói với anh em tôi: " Cậu nghiêng mình trước bố các cháu, như một người lính trước một người lính dũng cảm". Trong gia đình thì như thế, nhưng tôi hy vọng một ngày ba tôi được đối xử như một người lính đã nằm xuống, một cách công khai. Không phải vì phía của ba tôi thua trận mà chất dũng cảm của ông kém đi. Ta vẫn nghe nói, anh hùng có làm giặc vẫn anh hùng. Có thể đây là bước đầu về hướng ấy.
nvl, Sài Gòn
Tôi là người sinh ra sau 75,11 tuổi tôi đã sống ở Miền nam rôi, bạn bè cùng học phần lớn là người Miền nam, và đa số là thuộc chế độ cũ.Lúc đầu họ cũng kì thị tôi nhiều lắm, nhưng vì tôi học giỏi và hoà đồng nên ranh giới đó cũng nhạt dần.Trong trường học thì tất cả đều được viết để ca ngợi những điều tốt đẹp của chế độ hiện tại. Tuy nhiên tôi vẫn đi tìm hiểu rất nhiều về lịch sử của những trận đánh lịch sử, có những điều bấy lâu nay tôi cũng chỉ hiểu được một chiều, nhưng đã hiểu thêm một chiều nữa của sự thật, điều hiểu biết đó cũng chỉ là dành cho riêng mình...
Đi suốt dọc tuyến đường Bắc Nam tôi vẫn chưa tìm được câu hỏi là những người lính của VNCH sẽ được chôn ở đâu khi họ hy sinh... Theo tôi tất cả họ đều nên được tôn trọng như nhau, khi đã chết một nén nhang và một lời cầu nguyện vẫn giống nhau ở mọi gia đình đấy thôi. TT Dũng là người Miền nam, ông sẽ hiểu được những gì cần phải làm để xoa dịu nỗi đau của cả dân tộc và nhiều thế hệ đã gánh chịu.Tôi nghĩ quyết định của TT Dung cũng còn quá muộn nhưng đúng đắn.
DQT, Texas, USA
Ông Võ Văn Kiệt đã nói đúng, "Nếu cứ cố chấp với nhau, dân tộc không lớn mạnh được!" Sự cố chấp thường được thấy đâu đó ở những người ở hải ngoại mà ông có ý nói đến. Nhưng những người thắng cuộc trong chính quyền Việt Nam thì vẫn còn cố chấp lắm. Những người Việt Nam nằm xuống bên chiến tuyến miền Nam cũng là người Việt Nam, cũng chết cho điều họ tin là tốt đẹp cho Việt Nam thì họ phải xứng đáng nhận được sự trân trọng của người Việt Nam trong đất nước Việt Nam chứ?
Tuần qua tôi đọc trên một tờ báo Mỹ, Dallas Morning News, về một người vô gia cư (homeless) chết trong một nhà dưỡng lão. Ông ta không có thân nhân và không ai thừa nhận. Nhưng hồ sơ cá nhân của ông cho biết ông đã từng là một người lính. Vì vậy, đám tang của ông đã được diễn ra với tất cả sự trân trọng cùng với nghi thức dành cho một người lính trong Nghĩa Trang Quốc Gia. Hầu hết những người dự lễ chưa từng gặp và biết mặt ông, nhưng họ trân trọng một người đã cống hiến một phần đời mình cho đất nước.
Tôi chưa từng đi lính, cũng không "nợ nần" với chế độ nào tại Việt Nam, nhưng tôi nghĩ người Việt Nam cần bỏ qua sự cố chấp. Chính quyền Việt Nam càng cần bỏ qua sự cố chấp đó trong việc bày tỏ sự trân trọng với những người nằm xuống bên kia chiến tuyến tại miền Nam mà hiện nay đang nằm tại Nghĩa Trang Quân Đội.
CanTho
Các anh chi nên nhớ rằng Cần Thơ có nghĩa trang quân đội VNCH và Saigon có nghĩa trang Gò Vấp và Mạc Đĩnh Chi thì CSVN đem làm công viên. Nay còn lại cái nghĩa trang Biên hòa đang "bị" QĐ 1568 hợp thức hóa để xơi nốt.
Lê Vinh, TP HCM
Xin nói cho các bạn trẻ biết. Bản chất chiến tranh là dộc ác. Có bạn nói lính VNCH giết hại nhân dân, thì lính CS cũng giết dân miến Nam VN cũng không ít . Lính miền Bắc váo Nam dánh nhau vì lý tưởng gì ? Chính là dề bảo vệ CNCS, nhưng bây giờ chính DCS dã gần như xoá CS dể theo tư bản. Vậy những người lính ấy chỉ có công bảo vệ cho sự thống khổ dân 2 miền mà thôi. Việc thứ hai.Ông Dũng không nói rõ ,cái nghia trang QD Biên hoà kia dược "dân sự hoá" chính là dể mở dường cho việc san bằng bán dất mà thôi. Các bạn có nghe họ vẫn rêu rao hận thù dể dậy dân và lớp trẻ không quên căm ghét Mỹ "nguỵ" như thế, thì làm gì hy vọng hpọ hoà giải thật tâm. Đừng ảo tưởng.
Phodem
Thật không công bằng khi người ta hô hào hòa hợp - hàng năm nhận cả tỉ dollars của người thân những người nằm xuống gởi về mà vẫn bị phỉ báng chà đạp... Còn tên xâm lược ngày trước lại được ôm vào lòng đúng là câu chuyện ngược đời trong lịch sử, nghe thật khó tin nhưng có thật....
Không nêu tên
Nhiều người chưa già mà đã sống trong kỷ niệm. Sẵn gần Tết, đa số kiều bào quan tâm vào các việc khác, như một số lớn nhất là sắp từ Mỹ về VN chắc chắn sẽ bị công an nhập cảnh đòi tiền, hải quan sẽ tịch thu hàng hóa rồi nói bâng quơ có cách "xin lại", mướn xe du lịch bị công an thổi lại đòi tiền mãi lộ, các con đường đầy ổ voi vô cùng nguy hiểm đến tính mạng, các cây cầu không biết sập lúc nào, các con sông trên đường phố sau buổi chiều mưa, v.v... Rồi nào là vệ sinh thực phẩm vô cùng tồi tệ, cầu tiêu nhà xí vô cùng hôi hám bẩn thỉu, rủi bị đi đến cửa quan cho dù công chứng một tờ giấy nhỏ cũng phải lo lót cò mồi để khỏi bị nạt nộ quát tháo, thân nhân chở đi bằng xe gắn máy dễ bị công an thổi lại vu oan bậy bạ đòi tiền, cho dù đi đóng tiền phạt cũng phải đóng cho cò mồi mới xong, v.v...
Ngoài ra phụ nữ lo mất chồng (trong gia đình tôi mới có một vụ) vì các cô gái trẻ VN mồi chài "câu" đàn ông kiều bào từ 18 đến 81+, đàn ông thì lo vợ nhiều tình cảm gia đình cứ gởi tiền mãi về VN làm gia đình thiếu hụt, có khi đi đến đổ vỡ gia đình. Thanh niên thiếu nữ kiều bào cũng rất dễ bị dụ dỗ vào các trò ma quái bên đó, như thanh niên "bị" cô gái làm quen rồi có lưu manh lại "đánh ghen" phải trả tiền, đồng hồ, điện thoại di động để bỏ chạy, thiếu nữ thì dễ bị lường gạt tiền, tình, hoặc cả hai. Việc cái nghĩa trang, cũng như việc treo cờ bên này bên kia, chỉ là vấn đề bên ngoài không quan trọng, nhất là với lớp trẻ sống thực tế hơn là vào kỷ niệm.
Granite
Chiến tranh đã qua lâu nhưng việc tuyên truyền lòng hận thù của chính quyền CS hiện tại vẫn chưa dứt. Lúc còn cậu là cậu bé 10 tuổi xem phim “Biệt động Sài Gòn” có cảnh quân biệt động thành vào ám sát một sĩ quan VNCH bằng con lê dài chừng 30cm cắm giữa lưng, suy nghĩ tôi lúc đó sao mà “phe mình” giỏi và đáng khâm phục vậy!
Lớn lên xem lại một đoạn bộ phim này trên truyền hình cáp, cảnh giết đó tôi thấy dã man quá, bi kịch quá! Vấn đề tôi muốn nói chiến tranh đã qua lâu rồi, người Việt nên hòa giải! Người phải hành động trước phải là người CS. Giống như sau một trận quyền anh người chiến thắng phải đở người thua dậy và ôm hôn thân thiện.
Ước gì một ngày trên nghĩa trang bộ đội thì ghi “HY SINH VÌ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC”, còn nghĩa trang của quân VNCH thì ghi “VONG THÂN VÌ LÝ TƯỞNG TỰ DO VÀ DÂN CHỦ”.
Trần Minh Chí, Sài Gòn
Cách đây lâu lắm rồi, có lẻ trên hai mươi năm. Một lần, tôi đón xe buýt ở chợ Bến Thành đi về nhà ở quận 11. Vừa tới bến thì xe buýt vừa chạy khỏi, đành phải đứng đợi chuyến sau. Tại trạm xe buýt, thôi thì đủ thứ phức tạp, người thì bán thuốc lá, kẻ bán trà đá, nước sâm. Tôi đặc biệt chú ý đến hai đứa trẻ ăn xin. Con chị chỉ khoảng 11, 12 tuổi trở lại, đầu tóc bờm xờm, mặc chiếc áo chỉ còn một tay lành lặn, bộ dạng bẩn thỉu. Đứa em trai đi theo khoảng 4, 5 tuổi, mù mắt, cũng dơ dáy không kém.
Sau khi hai chị em đi một vòng qua từng người khách đón xe buýt, chỉ được vài trăm đồng lẻ, con chị dắt đứa em về góc cuối trạm xe buýt, đè em ngồi xuống rồi bắt chí cho em. Đứa em trai ngồi yên một hồi rồi bực bội ngọ nguậy. Nó tần mần rờ rẩm cái chân ghẻ của chị nó, gỡ từng cái mài ghẻ rồi bỏ vào miệng nhai nhằn nhằn. Con chị bị đau, giật chân lại, đánh mạnh vào tay đứa em. Thằng nhỏ khóc thét lên nhưng đôi tay vẫn quờ quạng níu lấy chân chị nó.
Con chị chừng như tội nghiệp em, ngồi xích lại bắt chí cho em. Thằng nhỏ mân mê, mò mẩm từng cái mài ghẻ, lâu lâu la lên thích thú: ĐM mài ghẻ... ĐM mài ghẻ... Con chị bị gỡ mài ghẻ, chảy cả máu, khóc thút thít, đẩy đứa em ra, nhưng đứa em cứ đeo riết, miệng lầm bầm: “ĐM mài ghẻ... ĐM mài ghẻ...” Bà cụ bán thuốc lá bực bội quát lên: “Mày làm gì mà chiều nó kỳ cục vậy? Lại đây tao xức thuốc cho”. Bà lụm cụm xách chai dầu lại, xức vào chỗ mấy vết ghẻ rướm máu của con chị.
Khách đón xe buýt có người ái ngại, có người thản nhiên đứng nhìn, không ai nói gì, làm gì. Rồi xe buýt ào đến, khách ùa lên. Con chị đứng lên, bước cà nhắc dẫn đứa em lủi thủi đi. Tôi về tới nhà, không hiểu sao, hình ảnh hai chị em cứ ám ảnh tôi mấy ngày liền. Thậm chí tới sau này, mỗi khi thấy các đứa trẻ ăn xin, tôi lại nhớ tới thằng nhỏ mù gỡ mài ghẻ của chị nó, câu nói: “ĐM mài ghẻ... ĐM mài ghẻ...” như có một sức mạnh ghê gớm cứ bám riết trong tâm tưởng của tôi.
Sau này, tôi đối chiếu câu chuyện trên với một số sự kiện trên đời, tôi nghiệm ra nhiều điều cần suy nghĩ. - Trên đời, ngoài tình mẹ con, còn có tình chị em, đùm bọc, che chở... cao cả thay, quý hóa thay. - Vết thương đang lành, lên da non, thì đừng nên động đến, chỉ làm chảy máu và đau đớn thêm. - Hành động đơn giản, bình thường như bà cụ bán thuốc là lại là một nghĩa cử đẹp, một tấm gương nhân cách. - Những người làm từ thiện ở góc độ nào đó còn được hiểu là những người góp phần làm lành và xoa dịu vết thương.
Mới đây, sự kiện dân sự hóa NTQĐ Biên Hòa được giới thời sự góp ý nhiều, khen có, chê có, chửi có, có kẻ buồn tủi, có người hy vọng, tóm lại là hỷ, nộ, ái, ố có cả. Tôi có người anh mất tích mùa hè đỏ lửa 1972 ở Quế Sơn, Quảng Nam. Thân phận những người mất tích còn buồn tủi hơn những người đã có mồ mã. Tôi chỉ mong muốn vết thương đã lành, xin đừng động đến nữa. Từng gia đình cô nhi, quả phụ sẽ có cách xử lý phù hợp với hoàn cảnh riêng. “Nếu không có cảnh đông tàn Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân”.
Antonio Nguyen, Luanda, Angola
Tôi thấy có nhiều người đưa ra các đề nghị mà hình như họ không nghĩ cho thật kỹ. Như ông Nguyễn Thái, Pais, chẳng hạn. Ông đề nghị :"Theo tôi thủ tướng đề nghị treo hai lá cờ miền Nam và miền Bắc trên ba thành phố Hà Nội, Saigòn, Huế để xóa tan đi mặc cảm quốc gia, cộng sản". Vậy sao ông không nói những người ở bên Mỹ, trước tiên cần treo cờ đỏ sao vàng, vì đó là cờ chính thức của nước Việt nam, được chính Chính phủ Mỹ công nhận.
Tôi thấy nhiều người Việt ở hải ngoại có những đòi hỏi vô lý với chính phủ ở Hà nội mà tôi nghĩ là chính họ, nếu họ ở Hà nội, họ cũng chẳng thể đồng ý. Tôi thấy chính một số người trong số họ đang tiếp tục tuyên truyền cho hận thù. Tôi chẳng thấy có ai dám lên diễn đàn ở hải ngoại đòi treo cờ đỏ, sao vàng. Phải chăng vì họ sợ bị trả thù ? Va có vẻ như ở đó cũng không hề có tự do ngôn luận, tự do quan điểm.
Le Tot, San Jose, Mỹ
Tôi có nhiều lý do để nói lên như vậy. Tại sao bia tưởng niệm những người vượt biên bị chết tại mấy nghĩa trang ở Indonesia và Malaysia lại bị triệt hạ vì do áp lực từ phía Việt Nam. Hãy để ý là quyết định của Thủ tướng Chính phủ: "Đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 hecta đất khu nghĩa địa sang sử dụng vào mục đích dân sự". Những chữ: "Mục đích dân sự" làm tôi có phần thắc mắc.
Bao, Sài gòn, Việt nam
Tôi sinh ra vào năm 198x khi đất nước đã hòa bình. Tôi chỉ cảm nhận được cuộc chiến và những đau thương mất mát do nó gây ra thông qua sách báo và phim tư liệu. Trong lịch sử đất nước, dân tộc Việt đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh từ ngoại bang xâm lấn, cõng rắn cắn gà nhà rồi thì huynh đệ tương tàn. Chúng tôi những thanh niên thế hệ 8x, 9x khi nhìn lại lịch sử dân tộc tuy có đôi chút tự hào nhưng thực tế là cảm thấy xót xa và tủi nhục.
Tôi không muốn báng bổ lịch sử hay bỏ quên quá khứ. Nhưng với 1 lịch sử đẫm máu thì tốt nhất là hãy quên nó đi. Tôi biết các anh, các chú, các bác, các ông ở thế hệ 3x..7x không dễ gì quên được điều đó vì đơn giản người già thường hay sống với quá khứ và kỉ niệm. Nhưng vui gì ! khi quá khứ chỉ là đau thương mất mát và lòng thù hận?
Vào thời đó bộ máy tuyên truyền của cả 2 bên đều ra sức nhồi nhét vào đầu óc thanh niên 2 miền tư tưởng thù địch lẫn nhau. Kết quả là họ đã tạo ra được những lớp thanh niên có hệ tư tưởng hoàn toàn đối lập để rồi sau đó như những con thiêu thân lao vào cuộc chiến. Đến giờ nhìn lại thì không thể nói ai đúng ai sai vì tất cả đều sai cả. Con em, xương máu dân tộc Việt đã đổ xuống chỉ vì sự xung đột giữa CNXH của Liên Xô và CNTB đại diện là Mĩ.
Nước Việt Nam khi đó chẳng khác nào 1 bàn cờ cho người khác mặc tình đi quân. Để rồi cuối cùng chúng ta được gì ? Một đất nước điêu tàn sau chiến tranh, một lòng thù hận đến tận giờ này vẫn chưa dứt. Tại sao chúng ta không nhìn xa hơn đến những gì mà dân tộc ta, con người Việt Nam đang cần ? Đó là 1 cuộc sống no đủ, hạnh phúc và 1 cái nhìn tôn trọng từ các dân tộc khác.
Có điều kiện được học ở nước ngoài, tôi mới phát hiện ra 1 thực tế ngỡ ngàng đến đau lòng. Với nhiều người họ chẳng biết Việt Nam là ở đâu, với số ít còn lại thì những gì họ biết về Việt Nam là tạch tạch, bằng bằng, chiến tranh, chết chóc và nghèo đói. Chua chát. Hãy làm theo tiếng nói của trái tim đừng nghe theo bộ não vì bộ não chứa đầy vụ lợi, ích kỉ, ghen ghét và thù hận.
Pham Cuong, Las Vegas, Mỹ
Tôi thấy quyết định số 1568/QD của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất đáng được hoan nghênh. Vào thời điểm thì thật là tốt vì nước Mỹ hiện nay đang gặp phải những vấn đề nan giải tại Iraq và họ vẫn phải đem vấn đề cuộc chiến Việt nam ra để so sánh. Hãy nên quên đi hận thù và nên trở về để cùng nhau xây dựng lại nhữung nấm mồ của những người thân ta nằm tại đây, như vậy thì hay hơn là nói lên những lời chỉ trích về đề nghị của Thủ tướng Dũng.
Tony, Canada
“Dân sự hóa” nghĩa trang Biên Hòa, chỉ có nghĩa là nhà nước không còn quản lý nghĩa trang này vì mục đích chính trị hay quân sự nữa. Vì vậy chửi bới hay hoan hô ông thủ tướng đều sai vì chẳng ai biết bước kế tiếp với cách dùng từ hoàn toàn lấp lửng (đó nét đặc trưng của các văn bản pháp luật VN theo kiểu luật rừng). Quí vị trong nước còn nhớ cụm từ “quà tặng trên mức tình cảm” thường được dùng giảm nhẹ tội “ăn hối lộ” của cán bộ ta. Qua sự việc này, tôi chỉ thấy một lần nữa sự yếu kém pháp lý của nhà nước VN khi ban hành những chỉ thị mơ hồ trong từ ngữ khiến người dân chẳng thể nào hiểu nổi cái mục đích thật đàng sau.
Pham, California, Mỹ
Khi còn ở trong nước, gia đình tôi không bị quy tội là “ngụy quân, ngụy quyền”. Tôi bỏ nước ra đi vì không chịu nổi sự hống hách của kẻ thắng trận và để trốn tránh đi bộ đội qua đánh Cam Bốt .
Tôi đến Mỹ khoảng 22 tuổi, bây giờ thì tôi gần 50 tuổi. Lúc trẻ, tôi chống CS tối đa. Bây giờ thì cái máu chống cộng của tôi không còn nhiều như trước nữa. Cái vết thương lòng mà đã bị người CS khinh bỉ, chà đạp cũng đã lành. Sống nhiều năm yên ổn ở nước ngoài, lòng tôi luôn luôn nhớ về quê mẹ, nhớ về những cảnh nghèo khổ, cảnh tàn phá của chiến tranh, nhớ về những buổi học thiếu thốn thời thơ ấu, .v.v… Tôi chỉ ước mong làm một cái gì đó để giúp đỡ đất nước VN. Tiếc thay, tôi đã đánh mất “chữ tín” với người CS. Bây giờ họ có nói thật đi nữa thì tôi cũng nghi ngờ.
Vừa rồi cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phát biểu những câu rất là cởi mở, nhưng ông đã mất chức nên không làm được chi cả. Bây giờ lại nghe tân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra chính sách rất tốt cho sự đòan kết của người Việt. Tôi hy vọng TT Dũng thật tình muốn “lấy tình thương xóa bỏ hận thù”, xin đừng cho chúng tôi ăn bánh vẽ nữa. Làm ơn nhớ cho, đây là thời đại tin học, hơn nữa trình độ hiểu biết của người dân cũng khá hơn trước, các bác không dễ lường gạt người dân như mấy chục năm về trước.
Tuy gia đình tôi không có ai nằm ở nghĩa trang quân đội VNCH, nhưng tôi rất đau lòng khi nghe kể về sự phá họai bia mộ của người đã khuất. Dù tình nguyên, hay bị bắt buộc, người thanh niên đều phải làm nghĩa vụ của người công dân dưới chế độ đó. Họ đã xã thân để bảo vệ quê hương Miền Nam, nếu không được vinh danh thì cũng xin đừng mạ lỵ linh hồn của họ. Nếu thân nhân của họ không đủ sức sửa sang, tôi tin rằng cộng đồng người Việt ở Hải ngoại sẽ đóng góp.
Tôi còn nhớ năm Mậu Thân, lúc đó tôi được 10 tuổi, xác của bộ đội chết ngổn ngang trong xóm của tôi, ai cũng buồn khi nhìn những cái xác vô danh đó. Tuy rằng trước đó họ có tàn ác cách mấy, nhưng khi đã nằm xuống là hết, đều là da vàng máu đỏ cả, người thân của họ ở Miền Bắc đang ngóng chờ. Những xác vô danh đó đã được chôn cất đàng hoàng. Những ngày lễ, tết đến, tôi đều thấy có ai đó thắp hương cho họ.
Phát, Sài gòn, Việt nam
Nguyễn Tuân, Hà Đông nói chuyện tức cười quá!!! Một mặt thì tỏ ra "quên đi quá khứ" nhưng vẫn không quyên lải nhải bài học con vẹt "tội ác Mỹ Ngụy" trong khi lại mang bệnh mau quên khi công bằng nhắc lại tội ác của Đảng CS gieo rắc lên toàn dân tộc từ bao nhiêu năm cầm quyền ở VN. "một lúc nào đó nó không còn phù hợp với đại đa số nhân dân thì nó sẽ phải sụp đổ thôi." Vậy bạn có biết là đại đa số nhân dân nghĩ gì không... hay lạ cũng như bao người "yêu nước" khác, bạn tự cho mình quyền quyết định cho toàn dân? Nếu đã không phải "toàn dân" thì sao lại biết rõ "đại đa số toàn dân" ủng hộ hay không ủng hộ nhà cầm quyền CSVN? Còn về chuyện người việt kêu đòi dân chủ mà bạn xem là "chọi khuấy" thì tôi cũng đã từng bàn về cái suy nghĩ mà bạn cũng như vài người ở trong diễn đàn này từng làm là "yêu nước là yêu Đảng" và "chống Đảng tức là chống VN".
Ta Hoang, Sài gòn, Việt nam
Nhiều bạn chỉ biết nói theo tuyên truyền, chửi rủa lính cộng hòa là bán nước phản dân tộc. Thật là thiếu suy nghĩ. Rất nhiều người trong số họ đã chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng của mình, trong đó có những cái ta đang ra sức ủng hộ nhưng ngày xưa CS cấm triệt để: Tự do kinh doanh, được phép làm giàu chính đáng... Người chiến đấu vì lý tưởng, vì điều tốt đẹp cho toàn thể nhân dân cũng đáng được vinh danh lắm chớ. Thử hỏi nếu năm xưa CS không độc đoán như thế thì việc gì quân dân VNCH phải cầm súng chống trả, để bảo vệ chút quyền tự do tối thiểu của con người. Cái tốt cái xấu đã rõ, đừng tìm cách đổi trắng thay đen nữa.
To Van, Boston, USA
"Dân sự hóa" thì có nghĩa gì khi người dân không có quyền làm chủ ?. Trong một thể chế mà quân đội và chính quyền dân sự đều là công cụ của đảng cầm quyền thì trao quyền quản lý từ quân sang dân có khác gì bỏ đôi đũa bên tay phải xuống lại cầm cái thìa bên tay trái lên phục vụ cho một cái miệng?
Khi người ta trả lại cho tôi cái mà họ đã đánh cắp và bỏ bê nó một cách thảm hại thì tôi có thể tha thứ họ, nhưng hoan hô cám ơn họ thì KHÔNG. Vì họ trả lại cho tôi cái mà đáng lý thuộc về tôi chứ có ban ơn gì đâu.
Tôi hoan hô cám ơn - không phải ngài TT hay ĐCS của ngài - mà là sự chịu đựng bền bỉ của những người có thân nhân yên nghỉ tại nghĩa trang QĐ suốt 32 năm bị đánh cắp cái quyền thờ cúng chăm sóc mồ mà người nhà, đó là tình cảm thiêng liêng trong lòng mọi người không cần ngài TT nào ban phát như một ơn huệ .
Tôi cũng chẳng vội vàng tha thứ cho ĐCS cho tới khi nào họ giải thích cái trò bất nhân đối với những người đã nằm xuống tại nghĩa trang này.
Huấn Văn Kiều
Tôi hy vọng đây là một nghĩa cử nhỏ để thể hiện khúc quanh lớn cho dân tộc mình hoà giải với nhau. Ân thì cần phải trả, oán thì nên buông tha.
Hồi về thăm mẹ tôi ở Thái Bình kể từ ngày hai anh em tôi theo bà con trốn vào Nam, khi cha mẹ tôi bị làng xã đem ra đấu tố tội "địa chủ". Lúc gặp lại mẹ tôi tuổi đã gần 70, mắt đã loà, lưng đã còng, bà gặp lại hai đứa con xa cách mẹ từ tuổi lên năm, lên mười thì mừng rơi nước mắt.
Quà cáp con cháu đem về bà chia sẻ cho nhiều người nghèo trong xóm, tôi hỏi họ là ai, mẹ tôi bảo "Toàn những tay ngày trước lôi thày, mẹ con ra tố khổ cả đấy, thày chết ngay thời ấy cũng vì họ. Đám ấy xưng vương xưng tướng một thời, sau này còn nghèo khổ hơn mình, con cháu họ chả ra làm sao, bây giờ biết hối hận thì mình chấp nhất làm gì. Việt Minh bắt đấu tố thì họ đấu tố thôi, dân Thái Bình chết oan nhiều lắm chứ riêng gì thày các con".
Cho nên nếu bây giờ nhà nước không hẹp hòi với những nắm xương tàn của lính chế độ tư bản cũ tôi nghĩ là việc công tâm ông Tổng Bí Thư, ông Thủ Tướng nên làm cho sớm. Các bạn trẻ lớn lên sau này, việc gì chỉ thấy chắp vá, nghe đồn đãi thì không nên lạm dụng để gây thêm thù oán, mất hoà khí đồng bào.
Born to be Free
Tuy tôi còn trẻ, 2/3 đời sống ỏ Mỹ nhưng tôi không bao giờ quên câu: "Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm." Vậy thì chúng ta nên nhìn cộng sản sẽ làm những điều gì trong tương lai để đưa đến việc hoà hợp, hoà giải với người Việt Hải ngoại.
Cũng nên nhớ rằng người Việt hải ngoại như tôi đây đang sống trong thế giới tự do, dân chủ, cho nên chúng tôi cũng đâu cần hoà hợp, hoà giải với cộng sản làm gì. Chúng tôi chỉ muốn cái đảng cộng sản đó không còn tồn tại trên đất Việt nam thôi. Được như vậy thì không mời nhưng chúng tôi vẫn hoà hợp, hoà giải. Bằng không thì đảng cộng sản nên hòa hợp, hoà giải những vấn đề của người dân trong nước đi.
Nguyễn Trung, Hà Nội
Sau khi đọc bài này, dù mới đăng được vài tiếng đồng hồ nhưng đã có nhiều ý kiến được đưa lên chứng tỏ BBC Việt ngữ được rất nhiều người theo dõi, nhất là những người Việt kiều.
Tôi cũng cảm ơn BBC Việt ngữ vì đã cho tôi biết thông tin này, và qua những gì mọi người đã nói, tôi thấy rằng quá khứ đau thương về 1 thời kỳ huynh đệ tương tàn, vì người ngoài xúi dục mà chém giết lẫn nhau đã khép lại rồi, sao mọi người không nhìn lại thời kỳ trước đó khi cả nước đồng lòng chống lại Thực dân Pháp xâm lược, khởi nghĩa nổ ra cả 3 miền, không phân biệt bắc trung nam...
Có thể tôi không thông thạo lịch sử lắm nhưng tôi biết 1 điều, đó là chúng ta là đồng bào, mà chỉ có người Việt với sự tích Âu cơ trăm trứng mới gọi nhau là đ! ồng bào, mới chung 1 dòng máu Việt thôi. Đã là đồng bào, là anh em thì dù có máu có rơi, thịt có rơi thì vẫn mãi là anh em mà thôi.
Tôi cũng hoan nghênh quyết định của TT Dũng, nhưng tôi cũng xin chờ xem các quyết định sau này của ông như thế nào, trong thâm tâm, tôi muốn các tử sĩ VNCH được đối xử công bằng như mọi con dân Việt Nam khác.
Có thể họ không được vinh danh vì họ không mang lại lợi ích cho chế độ bây giờ, hay hiểu nôm na là làm gì có công mà được ghi công nhưng ít nhất, họ phải được đối xử tử tế, nghĩa trang phải được trùng tu như bao nghĩa trang khác, như bao người dân Việt Nam khác, vì họ đã từng chảy dòng máu Việt anh hùng, cao quý, bất khuất trong người.
Hãy tôn trọng họ, những người con đất Việt. Và còn 1 lời nữa, tôi xin gửi đến những người vẫn còn căm hận chế độ cộng sản Việ! t Nam, các bạn đừng thù ghét họ nữa, vì ít nhất, ở Việt Nam, tôi cảm thấy được an toàn, không lo ngại khủng bố, không có cảnh học sinh dùng súng bắn chết bạn bè như ở nước Mỹ tự do, dân chủ, tôi nói lời này không hề có ý mỉa mai, đả kích nước Mỹ đâu mà chỉ là mang tính ví dụ thôi.
Nguyễn Tuân, Hà Đông
Xin lỗi, một số bạn ở đây chắc cũng chẳng biết gì về tình hình trong nước, người hải ngoại dù có là VNCH bây giờ về nuớc ko phân biệt gì cả nếu như là có là do có hành động phá hoại. Thực sự muốn góp phần xây dựng đất nuớc thì góp phần còn tôi thấy cũng nói là yêu nước mong cho dân chủ nhưng thực ra chỉ toàn chọc ngoáy, kíck bác.Tôi thấy chế độ XHCN cũng có cái sai lầm của họ, nhưng sai họ đã và đang sửa, một lúc nào đó nó không còn phù hợp với đại đa số nhân dân thì nó sẽ phải sụp đổ thôi.
VNCH ngày xưa thì sao, tự dưng USA vác tàu chiến, xe tăng, vũ khí vào bắn người Việt, bổng dưng nhân dân miền Nam nổi dậy??? Thôi cái này tôi không nhắc lại nữa. Đánh Pháp, đuổi Mĩ, họ, các liệt sĩ ngã xuống họ có quyền được nhân dân dân kính trọng chứ. Việc ông TT Dũng ban hành sắc lệnh trên no cũng là trên tinh thần hòa hợp quá đi chứ.
Còn các binh lính VNCH họ cũng là con người có thể họ tình nguyện, vì tiền hay vì ép buộc đi nữa, nhưng theo tôi hay cứ để là nghĩa trang dân sự đi. Công thì phải là công, còn cái gì là dĩ vãng thì cứ để cho họ yên nghỉ. Thử hỏi với chế độ máy chém và đầu độc chết hàng nghìn tù nhân, linh Mý thảm sát dân thuờng họ chiến thắng thì sẽ còn bao nhiêu nguời Việt chết nữa. So với thời chiến tranh suy nghĩ của mọi nguời cũng thoáng hơn rồi đừng mang hận thù vào người cho thêm già. Những nguời con cùng máu quên hận thù.
Chiến sĩ vô danh, Virginia, USA
Trước 75 tôi được thân nhân dẫn tôi đi Nghĩa Trang QD Biên Hòa để nhận xác anh tôi - Trước đó 10 tháng cha tôi mất trong lúc đi thị sát mặt trận, mẹ tôi ngã bệnh và mất 1 tháng sau đó (theo lời kể của chú tôi và những người thân khác). Tôi nhớ rõ và khó có thể quên, khi nhận xác anh tôi, trên cánh vai trái anh ấy có sâm hàng chữ "Khi tôi chết ai là người xây mấm mộ." " Cỗ quan tài ai nhỏ lệ tiễn đưa tôi", "Thù giặc Cộng tôi là TQLC" "Đền ơn cha - Trả nghĩa mẹ ......." còn những hàng và câu sau bị vết cháy và máu khô phủ lấp nên tôi không biết... cho tới giờ tôi cũng không hỏi ai, xem có ai biết những câu sau là gì không? Cánh vai phải của anh ấy có sâm hình con ó với hàng chữ phía dưới. Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm.
Tôi chỉ nhận được lá cờ vàng ba sọc đỏ sau đó và tới giờ vẫn còn giữ. Mặc dù tôi chưa có cơ hội về VN, nhưng nếu VN cho tôi vào thăm và chăm sóc mộ cha và anh tôi, tôi sẽ về để làm những gì tôi có thể cho Nghĩa Trang QD mà ngày xưa tôi ngây thơ đến mức độ là không giọt nước mắt, không khóc khi nhận xác anh tôi, vẫn hồn nhiên trong khi người chung quanh khóc lăn lộn dưới đất kể cả người yêu của anh tôi.
Hy vọng cánh cửa Nghĩa Trang Biên Hòa được mở để tôi và chắc cũng có người như tôi lại một lần nữa nhìn và nhớ lại người thân đã nằm lại tại đó. Chưa chắc tôi đã kiếm ra mộ cha và anh tôi bởi tôi không nhớ và mường tượng ở vào khoảng nào trong khu đó. Nếu ai có cơ hội được đi vào thăm mà thấy nâm mộ : T/Tá Nguyen H Canh và T/U Nguyen V Hung xin thắp dùm nén hương, thành thật cảm tạ.
Mai, FL
Sau 32 năm, số chiến sĩ VNCH tại nghĩa trang BH, cuối cùng đã được đảng CSVN phóng thích! Tôi hiểu là như vậy đó! Hòa giải hòa hợp cái nỗi gì! Chiến sĩ cả hai miền đất nước đều chết để bảo vệ quê hương chỉ vì một chủ nghĩa lạ lẫm được đem áp đặt lên dân tộc. Chủ nghĩa đó hiện tại đã đi vào đống rác của lịch sử nhưng BCT TW đảng CSVN lại vừa bắt buộc cả nước học tập liên tiếp năm năm, gương ông HCM, cho dù ông Hồ chẳng biết “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” là cái gì! Chính quyền CSVN thấy nếu tiếp tục “giam giữ” những ngôi mộ nầy cũng chẳng ăn được cái giải gì mà lại bị lên án khắp nơi cho nên tha làm phước, chỉ co vậy thôi. Khi một chế độ còn trù dập những ngôi mộ, tôi nghĩ, cần phải xét về mặt đạo đức của chế độ đó! Nên khi họ “trả về dân sự” thì có gì đâu mà bàn cãi?
Civil LDC, Hà Nội
Nói chung những việc gì có lợi cho sự phát triển của đất nước thì chính phủ nên làm. Tôi hoàn toàn tán thành quyết định dân sự hóa nghĩ trang Biên Hòa của thủ tướng. Việc này phần náo đó cũng nói lên sự chân thành của chính phủ VN hiện nay trong chính sách đoàn kết dân tộc. Hãy khép lại quá khứ và hướng tới tương lai.
Lanh, Paris
Hoan hô BBC Việt Ngữ đăng tin này. Nếu quyết định của Thủ Tướng được đưa ra với ý hướng hoà giải dân tộc, thì đây là một điều rất đáng hoan nghênh. Từ đây, những thân nhân, bạn bè của các chiến sĩ có thể vào viếng tự do. Thực lòng, tôi là người rất ghét lý thuyết và chủ nghĩa Mác, nhưng không hoàn toàn chia sẻ ý kiến về việc muốn tất cả những người chiến sỹ miền Nam cũng như miền Bắc phải được tôn trọng, vinh danh như nhau".
Đồng ý rằng chỉ trùng tu nghĩa trang Biên Hòa mà thôi chưa bù đắp nổi các mất mát của các chiến binh cộng hòa, nhưng không nên đòi hỏi những cái không thể ít ra là trong lúc này, và càng không nên cho đòi hỏi này như là một điều kiện để hoà giải dân tộc. Chính quyền Việt Nam đã đi một bước như vậy là thiện chí lắm rồi. Điều quan trọng và công bằng là mình phải đáp trả lại thiện chí đó như thế nào đã trước khi đòi hỏi những điều khác.
Dee Dee Nguyễn, Seattle
Ba tôi tử trận tại trong Chiến Dịch "Lam Sơn 719" khi quân đội miền Nam VN tung quân đánh vào đường mòn HCM ở vùng nam Lào năm 1971 và ba tôi được chôn cất tại Nghĩa Trang Quân Đội VNCH tại Biên Hoà.
Tôi lập gia đình năm 1974 với một sĩ quan "ngụy". Sau 30 tháng Tư năm 1975 chồng tôi bị đi tù cải tạo và chết vì bệnh tại một trại tập trung ở tỉnh Hoàng Liên Sơn năm 1978, theo như bạn tù của anh kể lại, và chồng tôi được chôn ở đâu đó mà gia đình tôi không được cho biết khi chúng tôi đến tận những nơi đó hỏi thăm.
May mắn cuối cùng của đời tôi và một cháu gái duy nhất là được chính phủ Hoa Kỳ nhận cho định cư diện H.O vì chồng chết trong lúc bị CSVN giam cầm. Tôi chưa bao giờ trở lại và sẽ không bao giờ trở lại nếu những người giết cha tôi, chồng tôi vẫn còn tôn vinh cái gọi là CNXH.
Một người bà con được tôi nhờ vả lâu lâu tới nghĩa trang Biên Hoà thắp cho ba tôi một nén nhang. người bà con này nói rằng tấm hình trên mộ bia của ba tôi cũng bị "ai đó" đục cả 2 con mắt. Có lẽ "ai đó" căm thù cả người chết trong nghĩa trang này, nhất là ba tôi lại là một sĩ quan cấp Tá trong QLVNCH.

 Tôi chưa bao giờ trở lại và sẽ không bao giờ trở lại nếu những người giết cha tôi, chồng tôi vẫn còn tôn vinh cái gọi là CNXH.
Dee Dee Nguyễn, Seattle

Vì thế cho nên dù là một người phụ nữ yếu đuối và nặng tình cảm, tôi cũng không bao giờ "tin những lời người CS nói mà chỉ chờ xem những gì người CS làm".
Cụm từ "dân sự hoá nghĩa trang BH" theo sự hiểu biết non kém của tôi tức là quân đội CS giao nghĩa trang này cho Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai muốn làm gì đó thì làm. Họ sẽ trùng tu nghĩa trang này cho đẹp đẽ ư? Lấy lòng người gốc Việt ở hải ngoại ư? Thế thì chính phủ CSVN sẽ ăn nói thế nào với gia đình hàng triệu tử sĩ, thương phế binh thuộc Quân Đội Nhân Dân?
Hay là "dân sự hoá nghĩa trang của QLVNCH" cũng có nghĩa như một vị trên diễn đàn này đã dùng một cụm từ rất tuyệt vời là "cải tạo mồ mả lính ngụy". Cũng giống như chính sách "cải tạo ngụy quân ngụy quyền" ngày xưa nghĩa là gom hết mồ mả lính nguỵ vào nơi hẻo lánh nào đó như đối với "Nguỵ quân, ngụy quyền sau 30 tháng Tư năm 1975.
Chắc có nhiều vị trên diễn đàn này hoặc đang trong hệ thống Đảng và nhà nước VN sẽ nghĩ rằng tôi là loại người không thể hoà hợp và hoà giải được. Quí vị nghĩ thế chưa đúng đâu! Tôi sẵn sáng hoà giải với chế độ nếu những nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước CS phải ngay thẳng và thành thực và lương thiện không phải kiểu nói "lửng lơ con cá vàng" như ngài Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
CBB, Sài Gòn
Sao không là một di tích lich sử "bất khả xâm phạm" mà lại là "bình thường như các nghĩa địa khác " rồi lại "sử dụng vào mục đích dân sự" nữa chứ, ý gì đây?Miền Bắc đã có lăng Hồ chí Minh đại diện cho ý thức hệ thì miền Nam với khu nghĩa trang Biên Hòa liệu có bị xem là di tích đối kháng hay không?Dù cho nó có bị triệt tiêu bởi kẻ thắng đi chăng nữa tôi tin rằng" bia miệng vẫn còn trơ trơ". Địch hay ta là chỉ có trên chiến trường, giữa sống và chết, giữa thắng và bại.
Thôi các vị cầm quyền xem lại đi thương binh, cô nhi quả phụ tử sĩ, quân dân cán chính VNCH mất tích trong cuộc chiến đã không ai lo rồi, phải chăng không đụng gì đến họ là hòa hợp hòa giải chăng? Vậy thì tôi xin các vị hãy để yên nó như chưa bao giờ vị biết đến và quản lý nó (thật buồn cười khi biết rằng khu nghĩa trang này lại bị QĐND quản lý, giam giữ tù binh tử sĩ à!).
Phan, Irvine USA
Nếu trong lòng của người CS thật tình muốn xóa bỏ hận thù với những người anh em khác chiến tuyến thì có lẽ Mẹ Việt Nam là người sung sướng nhất. Còn nếu như đây chỉ lại là một cái bánh vẽ tầm thường khác, thì … tôi xin chào thua các bác.
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo dưới chế độ VNCH, tôi không hưởng bổng lộc gì cả của XHCN cũng như VNCH. Vì không thích chế độ CS lỗi thời, tôi bỏ nước ra đi năm 1979. Được sống những năm thanh bình dưới chế độ tự do, dân chủ, tôi mới biết thương thân phận của người Việt bất hạnh.
Chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm rồi mà lằn ranh Quốc-Cộng vẫn còn tồn tại trong mỗi người Việt chúng ta. Đúng như cựu TT Võ văn Kiệt đã nói "khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn". Tôi hy vọng tân TT Nguyễn Tấn Dũng là người tiến bộ, hãy đem tình thương yêu dân tộc để xóa bỏ hận thù. Cùng nhau xây dựng lại quê hương Việt Nam thân yêu, tốt đẹp hơn.
Minh, Tokyo
Cuộc chiến bắt người Việt phải lựa chọn, hoặc là cộng sản hoặc là cộng hoà. Nếu được phép trung lập thì có lẽ tới 99% người Việt sẽ lựa chọn. Nhưng ai cho họ lựa chọn thứ ba này, khi mà người trốn lính dù ở phía nào cũng bị coi là hèn nhát. Tất cả đều là nạn nhân và cần được đối xử như nhau. Hoan nghênh quyết định này của Thủ tướng, mặc dù hơi muộn.
Hiếu, tp Hồ Chí Minh
Theo tôi, những người đã chết vì "lý tưởng quốc gia" hay vì"đồng đô la" nên được đối xử bình thường như những người đã chết khác. Chúng ta không vinh danh họ, cũng không lên án,chà đạp họ. Chúng ta còn nhiều việc phải làm phía trước. Là người đóng thuế, tôi không muốn nhà nước dùng tiền thuế của tôi để trùng tu nghĩa trang QĐVNCH. Những người thân của họ có thể quyên góp, xây dựng nghĩa trang này như thế nào là tùy theo ý họ, giống như những nghĩa trang dân sự khác trên tòan cõi VN.
Trung Trực, Đà Nẵng
Tôi thấy bạn Sơn Hà Nội và bạn Phan Du USA co tiếng nói lạc lỏng trên diển đàn nầy! Chung ta đang nói về việc hoà giải hoà hợp. Bất cứ cuộc chiến tranh nào đôi bên cũng vấy máu! Chắc hai bạn nghỉ bên chiến thắng không giết chóc, chỉ đánh nhau bằng nước bọt !! Bạn có biết gì về thảm sát tết Mậu Thân không ?
Nguyên Thi, Montreal
Thưa các bạn, Nhân đọc bản tin về Nghĩa Trang Biên Hòa, tôi thật sự xúc động. Phải chăng đây là lúc mà câu chuyện chiến tranh VN, CS-QG đã đến lúc cần phải xóa đi trong tâm trí của từng người dân VN bên nầy hay bên kia chiến tuyến, còn chút tình dân tộc, đọc và suy ngẩm để cùng nhau tìm ra một giải pháp nào đó, xóa đi cái hận thù dai dẳng còn đang nhức nhối trong mỗi người chúng ta.
Tôi là một người lính bên nầy chiến tuyến, có biết bao bạn bè, người thân còn đang nằm trong cái nghĩa trang nầy, tôi không như bao ngườI khác, cứ lợi dụng việc nhà nước VN sau 75, đã phong tỏa khu vực nầy như một khu quân sự, để kích động thù hận, chống phá VN, mà trái lại, tôi còn phải cám ơn việc làm nầy, coi như một việc làm đúng đắn, và đúng lúc.
Nông Văn Phi, Bắc Cạn
Tôi đồng tình với việc dân sự hoá nghĩa trang Biên Hoà. Không nhất trí với quan điểm đăng tin của Ông Nguyễn Phúc Tửng trên trang Người Việt Sài Gòn vì ai cũng có lý tưởng sống của cá nhân mình nhưng phải hoà hợp lý tưởng của dân tộc và thời đại. Những kẻ đã cầm súng bắn vào dân tộc mình, vào lịch sử dân tộc còn lớn tiếng đòi hỏi. Phải chăng đây là động cơ của một số cá nhân hay của kẻ cõng rắn cắn lại cha mẹ, họ hàng và dân tộc mình.
Mai Ninh, Sài Gòn
Tôi cũng như nhiều bạn khác ở diễn đàn này là hoan nghênh quyết định "quá muộn" này của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài ra, người được tiếng là có tinh thần hoà giải là nguyên thủ tướng Võ văn Kiệt lại là tác giả của nghị định 31CP tạo ra tiền đề giam giữ không xét xử những người khác ý kiến. Lời lẽ của nghị định 31CP cực kỳ nhân đạo "cải tạo không giam giữ những người vi phạm pháp luật nhưng chưa tới mức đưa ra toà". Đảng ta là siêu kiện tướng về soạn thảo văn bản mù mờ, vậy mà văn bản của thủ tướng Dũng lại có những câu chữ như "diện tích 58 hecta", "sử dụng vào mục đích dân sự hoá"... Thật đáng sợ.
Chưa nói chuyện ông này vừa ký lệnh cấm báo chí tư nhân. Xin các bạn cứ hoan nghênh, cứ vui mừng đi, cứ ca ngợi, nhưng trong lúc vui mừng vẫn nên "run" một chút mà chờ xem. Một phép thử quan trọng là xin phép trùng tu, tôn tạo lại nghĩa trang và theo dõi câu trả lời của thủ tướng. Chỉ cần ông "đống ý tắp lự" hay "hơi có vẻ chần chừ" là ngã ngũ ngay thôi.
Trần Việt, Sydney
Tôi là người sinh tại miền nam,cuộc chiến chấm dứt khi tôi bước vào tuổi 17, tôi hiểu và cảm nhận được nỗi đau của cha anh mình, nỗi đau của người thua cuộc. người Miền Nam lúc bấy giờ ý thức rằng cuộc chiến vào thởi điểm đó là cuộc chiến bảo vệ thành trì Tự Do. còn bên kia thì xem cuộc chiến là Thống Nhất đất nước.
Nói chung cả 2 bên điều có cái chính nghĩa của họ. Và nay lịch sử đã sang trang, tuy nhiên những người nằm xuống từ bên này hay bên kia, họ là những người đã nằm xuống cho lý tưởng của họ và của Dân Tộc, họ cần được Tôn Trọng và Tôn Vinh như nhau Nếu như TT Nguyễn Tấn Dũng muốn làm công việc hòa giải cho cả hai bên. Tôi nghĩ chính phủ Việt Nam chỉ cần xây một bức Tượng Đài ghi danh tất những người đã nằm xuống vì cuộc chiến Việt Nam cho cả hai bên Tôi thiết nghĩ, không 1 người Việt Nam nào chống lại hay không ủng hộ Tượng Đài Của người Việt Nam đã Hy Sinh vì cuộc chiến đó, và nơi đó cũng sẽ là nơi thế giới muốn đến xem, thế hệ sau này cũng sẽ ghi nhố và ý thức được cái giá đau thương và mất mát của ngưởi Việt Nam trong thời nội chiến
Nguoi Viet, Saigon
Thà cứ như hiện nay mà Nghĩa Trang Quân Đội vẫn còn là chứng tích của những người lính đã hy sinh vì Tổ Quốc, vì Lý Tưởng Quốc Gia còn hơn là trở thành 1 nghĩa trang "dân sự" để trở thành nạn nhân của quy họach, giải tỏa như những nghĩa trang khác. Nghĩa Trang Quân Đội nằm ở vị trí VÀNG mà. 58 hecta rồi sẽ thành 1 đống tiền và NTQĐ rồi sẽ không bao giờ còn nữa... một kiểu xóa vết tích chiến tranh thật nham hiểm. Đừng mừng mà hãy lo lắng...
Không nêu tên
Điều mà "quan sát vườn" tôi nhận thấy là chuyện hoà hợp hoà giải dân tộc, ở phía chính quyền, thì do các ông lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo miền Nam khởi xướng, như ông Kiệt ông Dũng ông Triết. Có lẽ những ông này dù sao cũng sinh ra và lớn lên ở miền Nam, trực tiếp chứng kiến nổi đau của hai bên Quốc-Cộng. Mà rõ ràng nhất là là nỗi đau trong từng gia đình miền Nam có kẻ theo cộng sản có người theo quốc gia. Người miền Nam với nhau hiểu nhau, thông cảm cho nhau hơn, chứ các ông lãnh đạo miền Bắc chắc gì đã hiểu, đã chịu cảm thông.
Nếu "quan sát vườn" tôi không lầm thì sau 1975 tới 1983, quan hệ giữa hải ngoại và chính quyền trong nước là cực xấu, trong nước xem hải ngoại là thù địch ở mức độ cao nhất, thời ấy ông Kiệt đang làm thủ tướng. Tới 1983, khi tiền từ hải ngoại gửi về là 300 triệu đôla một năm, đối với cái tình hình kinh tế thảm hại trong nước thời bấy giờ thì đấy là một khoản lớn, thế là trong nước đổi giọng, lúc đấy mới bắt đầu xuất hiện những cụm từ như "đồng bào xa Tổ quốc".
Về sau này, số tiền gửi về nước mỗi năm mỗi nhiều, trong đó dân tỵ nạn khi xưa vẫn là chủ đạo, lên tới 4 tỷ đôla/năm, gần bằng 10% GDP của VN chứ, không ít chút nào. Không có tiền gửi về, chắc công cuộc hoà giải còn khó khăn gấp bội lần. Nếu chính sách trong nước bớt độc đoán, chất cộng sản ít đi thì chắc đóng góp từ hải ngoại sẽ nhiều hơn, tôi tin không chỉ là tiền tươi gửi về cho người thân gia đình hay làm từ thiện ở VN hằng năm đâu.
Phan Dự, Renton, USA
Thời WTO, thời internet nở rộ như bây giờ mà còn người có người vào diễn đàn đem những cuốn phim, hình ảnh, hoặc lời lẽ tuyên truyền gây căm thù trơ tráo như cảnh lính ngụy "đã giã man giết hại những người dân vô tội và binh lính miền Bắc ra hàng đang quỳ gối trước mặt các nhà báo, quay phim Mỹ" như đổ thêm dầu vào lửa, thì làm sao có việc đảng và nhà nước "lương tay" cho nghĩa trang lính ngụy được?
TN
Tư bản hay cộng sản đúng hay sai đến nay ai cũng đã rõ. Tuy nhiên điều đó không quan trọng bằng việc kẻ thắng có thực sự muốn hòa hợp, hòa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù hay không. Đã hơn 30 năm trôi qua sau chiến tranh huynh đệ tương tàn đến nay tôi chưa thấy CSVN có chủ trương xóa bỏ thù hận.
Nghĩa trang liệt sĩ (tổ quốc ghi công) có ở khắp mọi nơi, ngày đêm nhang đèn hương khói, thậm chí trong phạm vi thành phố như ở mấy tỉnh miền Trung trong khi nghĩa trang tử sĩ (tổ quốc ghi ơn) chỉ còn một, cô quạnh, tiêu điều ở Biên Hòa. Hòa hợp không chưa đủ (có nghĩa là hợp lại dưới sự lãnh đạo của Đảng) mà phải cần luôn cả hòa giải nữa.
Nếu ông TT Dũng chưa có ý nghĩ đó trong đầu thì hãy khoan nói tới việc làm là dân sự hóa (cho dù nó có vẻ khó hiểu) nghĩa trang Biên Hòa. Nay ông chỉ mới nói tới "dân sự hóa" mà nhiều người đã hy vọng rằng ông sẽ công khai chấp nhận nghĩa trang Quân đội VNCH như một thực hữu. Cần phải chờ xem bằng hành động, bằng việc làm bởi khi người CS nói thì...
Phan Huy, San Jose, USA
Quí chờ xem đã, phải hiểu "mục đích dân sự" là gì. Cụm từ này khó hiểu lắm! Tôi thì nghĩ khác, có thể là ủi sạch dùng làm nhà, hoặc bán cho các công ty nước ngoài để mở cơ xưởng, vân vân và v.v. Nếu có mục đích tốt đẹp thì ông ấy đã nói thẳng ra rồi, chứ đâu có dùng chữ:" xử dụng vào mục đích dân sự."
Patrick Phan, USA
Thật khó mà tin được cái gì sẽ xảy ra trong tương lai. Không biết cái nghiã trang này sẽ được giải toả vào lúc nào để lây đất bán cho các công ty nước ngoài xây cơ xưởng phát triển kinh tế. Ðiều 4 Hiến Pháp của họ còn sờ sờ đó thì làm quái gì cho chuyện họ muốn hoà giải với hoà hợp. Tuyên truyền láo.
Không nêu tên
Tôi thấy hơi lạ chút. Vì quyết định của TT Dũng là một việc làm được đông đảo mọi người hoan hô, phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc, là quang minh chính đại. Nhưng tại sao chỉ thấy BBC đưa tin mà hơn 500 tờ báo trong nước chả thấy đả động gì thế này? Có gì khuất tất chăng? Hay là ở VN người ta còn lo ngại cái gì nữa?
Đoàn văn Kết
Nếu quý anh chị em cứ e dè ngờ vực chính phủ mãi thì cũng là có lỗi không quên được quá khứ, không nhìn thấy trước mắt ngày nay nhờ đảng, nhờ chính phủ ta đã đổi mới khác thời bao cấp CS một trời một vực rồi, mọi thứ phát triển ở thế giới bên ngoài nay ta cũng được tiếp thu,nhạc vàng, nhạc đỏ cho hay không cho ta cũng vẫn nghe, vẫn hát. Cho nên chỉ thị của Thủ tướng thường là chung chung,không rõ ngô khoai, ta cũng đừng vội ngờ vực quy kết là sau cải tạo lính ngụy thì nay đến lượt cải tạo mả ngụy còn xót lại, dù vô tình không cố ý, ta đã làm mất niềm tin của nhân dân vào sự phục thiện của đảng và chính phủ từ ít lâu nay.
Trần Tâm
Tôi ước mong đây là nghĩa cử tốt, là cơ hội quý như độc lập và tự do để thức tỉnh, cho dù là chiến binh, cựu chiến binh dưới chế độ nào cũng sẽ cùng nhau đứng chung một chiến hào bảo vệ tổ quốc, tranh thủ tự do và dân chủ về tay nhân dân.
Son, Hà Nội
Thử hỏi xem nói như cuộc chiến giữa Miền Bắc và Miền Nam mà kết thúc và phần thắng nghiêng về phía VNCH thì liệu chính phủ VNCH có xây mộ cho những chiến sĩ của Miền Bắc không khi mà lúc đang còn đánh nhau họ đã giã man giết hại những người dân vô tội và binh lính miền Bắc ra hàng đang quỳ gối trước mặt các nhà báo, quay phim Mỹ, làm như thế có phải là quá khoan dung cho những tên giết người không lương tay.
Saigon by night
Phải nhìn lại lịch sử. Nếu giống như sử mà tôi đã học thì ngụy quân là tay sai của kẻ thù, những người trong nghĩa trang kia là những kẻ đáng khinh, thì nên san bằng nghĩa trang đó. Còn nếu như họ hy sinh vì cuộc chiến ý thức hệ của dân tộc Việt nam, mà hai ý thức hệ đó (cộng sản hay tư bản) bây giờ cũng không còn biết cái nào đúng, cái nào sai thì hãy vinh danh họ như những người vì lý tưởng của mình.

 Vinh danh họ là vinh danh những con người chứ không phải một chế độ.
Saigon by night

Họ đã chết anh dũng vì những điều họ được giáo dục về lòng yêu nước, vì Tổ Quốc của họ (mà giờ đây không còn nữa). Vinh danh họ là vinh danh những con người chứ không phải một chế độ.
Khép lại quá khứ, xây dựng một xã hội công bằng, đó là mục tiêu của người Việt nam hiện nay. Vậy có công bằng không khi nói về nạn nhân chất độc màu da cam, người ta chỉ nói đến các chiến sĩ cộng sản.
Khi đốt nén nhang cho những người vì sự nghiệp thống nhất đất nước, người ta chỉ nhớ đến những người theo chí hướng cách mạng, dù là người đó nhiều khi chỉ cho đồng chí Võ Văn Kiệt một nắm cơm ( lúc đồng chí ở trong rừng). Trong khi những người ở bên kia chiến tuyến thì lạnh lẽo, người thân cũng không dám đốt nén nhang. Công bằng gì đâu?
Nguyễn Thái, Paris
Nếu thủ tướng có ý táo bạo như vậy thì ông hơn hẳn những vị thủ tướng khác. Nhưng phải có những hành động táo bạo khác nữa. Theo tôi thủ tướng đề nghị treo hai lá cờ miền Nam và miền Bắc trên ba thành phố Hà Nội, Saigòn, Huế để xóa tan đi mặc cảm quốc gia, cộng sản.
Hơn 30 năm rồi người việt còn hận thù nhau, không người nào chịu lỗi cả. Muốn mọi người đồng lòng xây dựng đất nước, người lãnh đạo phải làm gương để hòa giải mối hận thù trong lòng người Việt. Nếu không thì không bao giờ có sức mạnh đoàn kết để xây dựng một nước VN hùng mạnh. Người chiến sĩ bên này hay bên kia khi họ chiến đấu họ chỉ nghĩ một điều là bảo vệ quê hương mà thôi.
Trung, Toronto
Được ra nước ngoài học tập,có cơ hội được tiếp cận không bị cản trở khối thông tin dồi dào từ nhiều phía về cuộc chiến VN, bên cạnh đó nhiều lần đọc được những ý kiến khác nhau đôi khi mâu thuẫn về cuộc chiến, ngay trong Diễn Đàn này.
Là một người trẻ mà sau khi được sanh ra thì cái quá khứ đau thương và mất mát ấy của cả Dân tộc đã trở thành lịch sử nên đôi lúc tôi thấy phân vân trong việc lựa chọn cho mình cái nhìn và quan điểm chính xác cho cuộc chiến.

 Khi đọc những thống kê khá đầy đủ về mọi mặt mới hiểu và buồn thương trước sức chịu đựng phi thường của cả Dân tộc
Trung, Toronto, Canada

Mà thật ra điều đầu tiên khi đọc những thống kê khá đầy đủ về mọi mặt mới hiểu và buồn thương trước sức chịu đựng phi thường của cả Dân tộc, ở cả hai miền Đất nước trước nghịch cảnh của tàn phá, chết chóc và ly tan chia lìa.
Đối với thế giới thì những trang sử cuối cùng của cuộc chiến đã được khép lại từ lâu rồi, thì cớ gì chúng ta là Đồng bào với nhau, mà không hòa giải được.Để còn phải tập trung sức lực và tri thức cùng nhau đóng góp và xây dựng cho ngôi nhà VN trở thành giàu mạnh, công bằng, Dân chủ và Tự Do nữa chứ.
Hữu, Nam Định
Có một cái gì đó để bày tỏ sự gắn bó với quê hương để tự nhắc mình là người Việt nam. Nhưng cũng không vì vậy mà đưa ra những quy kết không còn phù hợp thực tế. Tôi thấy bạn Tuệ Mai Vũng Tàu là có lý hơn cả . Bây giờ chắc cũng chẳng còn ai lấy sự Nhà cầm quyền giải tỏa hàng chục nghĩa trang tại TPHCM (Sài gòn) mà chống đối. Tất cả là như thế , không nên vội cho chuyện " Dân sự Hóa Nghĩa trang là dấu hiệu tốt hay xấu và nhờ ông Nguyễn Cao Kỳ. Tôi nghĩ VN đang cần tiền họ sẽ bán tất tật nếu có người mua, như quý vị từng thấy!
JimmyTran, Raleigh, USA
Theo tôi thì quá sớm để kết luận rằng đó là một việc làm tốt đẹp. Chúng ta phải chờ xem sau này Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương họ sẽ làm gì, được bình thường như các nghĩa trang khác để được trùng tu lại đẹp đẽ hay phải dời đi một nơi nào vì lý do phát triển đô thị hay nhà máy, xóa hết những dấu vết mà họ không muốn thấy.
Tôi có nhiều lý do để nói lên như vậy. Tại sao bia tưởng niệm những người vượt biên bị chết tại mấy nghĩa trang ở Indonesia và Malaysia lại bị triệt hạ vì do áp lực từ phía Việt Nam. Hãy để ý là quyết định của Thủ tướng Chính phủ: "Đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 hecta đất khu nghĩa địa sang sử dụng vào mục đích dân sự". Những chữ: "Mục đích dân sự" làm tôi có phần thắc mắc.
Phan Nam
Tôi hy vọng đây là một tín hiệu khởi đầu cho một chu trình đổi mới thực sự, để khai quang con đường tiến tới hoà hợp hòa giải dân tộc, tự do và dân chủ. Có giải quyết được sự lầm lạc, chia rẽ chính kiến thì dân VN mới có thể mơ tưởng nắm tay nhau "bay cao", hóa "rồng", thành "hổ" được.
Sở dĩ chia rẽ tư tưởng sau nội chiến 1955-1975 ở VN tác hại quá lâu dài, không thể so sánh với thời kỳ Trịnh, Nguyễn phân tranh, hoặc nội chiến ở Mỹ, là vì xung đột ý thức hệ, một bên muốn bảo thủ truyền thống cũ, một bên muốn quản lý đời sống theo quy luật mới, cho nên phe "quy luật mới" thắng thế thì đương nhiên phải có sự xáo trộn, phải chờ đợi một thời gian dài mới có thể "lá rụng về cội" được. Mong hồn thiêng của những anh hùng liệt sĩ Việt Nam phò trợ cho tương lai con cháu VN tươi đẹp, hạnh phúc.
Bùi văn Hải
Để thể hiện sự thức tỉnh, xóa bỏ hận thù hoang tưởng, tôi đề nghị trên lối vào nghĩa trang đồng bào VN khắp nơi nên xin nhà nước cho phép tự túc thực hiện một hoa viên nhỏ, xây tượng đài với hình ảnh hai người lính miền Nam, miền Bắc ngồi bên nhau, gác chân lên những biểu tượng đã xúi dục dân tộc hận thù, chia rẽ. Không làm mau lỡ sau này nhà nước giải tỏa nghĩa trang chia đất, thì không còn vết tích gì lưu lại.
Long, USA
Tôi xin hoan nghênh quyết định của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dù quyết định này quá lâu, quá trễ. Tôi từng phục vụ trong quân đội VNCH, tôi nghĩ chiến tranh tương tàn, chủ nghĩa ngoại lai làm tang thuơng đất nước. Trịnh Nguyễn phân tranh, giờ đây chỉ còn ghi lại trong vài hàng lịch sử, nhưng mấy vạn mạng người đã hy sinh cho cuộc chiến đó.

 Tôi xin hoan nghênh quyết định của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dù quyết định này quá lâu, quá trễ.
Long, USA

Ngày nay người Mỹ nghĩ đến cuộc nội chiến của họ với các anh hùng miền Bắc, miền Nam không phân biệt. Nội chiến nước Mỹ để lại nhiều tác phẩm văn học, nói lên nỗi đau của con người vào thời đó, Cuốn theo chiều gió là một trong những tác phẩm bất hủ đó.
Lịch sử sang trang, tôi đề nghị tử sĩ hai miền được tôn trọng như nhau. Tôi ước gì có ai dựng thành phim tác phẩm của tác giả người Việt Nguyễn Xuân Phong, Hope and Vanquished Reality thành phim về cuộc chiến tranh tương tàn, những người thắng, những nguời thua, và giá trị nhân bản của cả hai bên. Sự khổ đau của dân tộc VN, không thua những gì trong Gone with the Wind, biết đâu, sẽ là ứng cử viên cho Oscar...
Le, HCM
Tuy là người VN nhưng khi xảy ra nội chiến thì việc "được làm vua, thua làm giặc" là lẽ đương nhiên. Quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước Việt Nam.
Nay Cui
Hoan hô TT Dũng! Đây là một cố gắng của Thủ tướng trong việc hàn gắn lại vết thương dân tộc mặc dù vẫn còn nhiều chống đối từ phía phe bảo thủ. Cám ơn nhà báo, nhà thơ Trần Tiến Dũng cho câu nói để đời: "Một dân tộc cao thượng không có núi lạnh" trong ký sự "Núi Lạnh - Hành trình tìm về những nấm mồ hoang".
Có lẽ đây là lúc chúng ta, những người trên diễn đàn này, bước ra đường xin lỗi tất cả gia đình có người mất mát trong cuộc chiến vừa qua mà không phân biệt Cộng Hòa hay Cộng Sản. Có như vậy nỗi oan khiên kia mới vơi đi.
Truong Hanh, Sài Gòn
Nếu thật sự đây là quyết định của nhà nước VN nhằm mục đích trùng tu nghĩa trang quân đội VNCH và mong hàn gắn vết thương chiến tranh thì tôi xin hoan nghênh và ủng hộ việc làm này của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Huynh Đệ, USA
Tôi là một cựu sỹ quan QLVNCH. Cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn ở VN không do người VN mong muốn và quyết định. Chúng ta đã bị hai thế lực cộng sản và tư bản chi phối. Lúc bấy giờ như ngài thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói "không bên này thì cũng bên kia" và "vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành".
Thưa quý vị, nếu quý vị là người chiến thắng trong cuộc chiến khốc liệt và đẫm máu trong suốt 30 năm thì quý vị sẽ làm gì với đối phương? Công bằng mà nói chắc chúng ta cũng làm như vậy thôi.
Cá nhân tôi xin hoan hô và ủng hộ quyết định của ngài thủ tướng vì đó là quyết định tốt, có lợi cho dân tộc. Là người VN chúng ta nên quên hết quá khứ đau buồn và dị biệt để cùng nhau xây dựng một nước VN văn minh và hùng cường. Tôi cũng xin cảm ơn cựu phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đã có yêu cầu chánh đáng và hòa giải với chính phủ hiện tại.
Solitary Trần, HCMC
Tôi đã từng cầm súng đánh lại chế độ SG vì Ngô Đình Diệm không chịu tổng tuyển cử thống nhất đất nước và truy bức, tù đày, giết hại những người tham gia Việt Minh kháng chiến chống thực dân Pháp, giành độc lập cho Tổ quốc, trong đó có cha mẹ tôi.
Chính chế độ SG của Ngô Đình Diệm đã thúc đẩy tôi tham gia kháng chiến chống Mỹ và trở thành một người cộng sản. Đã hơn 30 năm rồi, tất cả đã là quá khứ! Bây giờ những người như tôi chỉ muốn mọi người VN yêu thương nhau, đùm bọc nhau mà sống, mà xây dựng đất nước VN giàu mạnh, để người VN không còn phải hổ thẹn là con dân của một nước nghèo nàn, lạc hậu.
Vì vậy, tôi hoan nghinh quyết định của chính phủ về việc dân sự hóa nghĩa trang Biên Hòa. Chỉ tiếc rằng việc này xảy ra hơi muộn.
Giấu tên
Quyết định bây giờ thật là quá muộn, khi người dân đã mất lòng tin và quá mệt mỏi. Liệu có là một thế chẳng đặng đừng nào không? Dẫu sao tôi cũng có lời cám ơn như mẹ tôi đã dạy ngày nào. Đó là lời tôn trọng dù là kẻ thù.
Tuệ Mai, Vũng Tàu
"Mục đích dân sự " phải hiểu như thế nào đây? "Bình thường như các nghĩa địa khác" ở Việt Nam có nghĩa là khi cần thì nhà nước vẫn có thể giải toả thu hồi để phục vụ cho các mục đích khác phải không? Tôi e rằng chỉ thị này chưa hẳn đã là một tín hiệu mừng ở tại VN đã có biết bao nhiêu nghĩa trang đã bị giải toả rồi. Hãy đề phòng những gì ở sau chỉ thị ấy.....
Người Việt Hải ngoại
Hoan nghênh sắc lệnh mới của TT Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên đây chỉ là bước ngoặt nhỏ trong cục diện mới. Nếu thực lòng muốn hòa giải tôi xin đề nghị chính quyền Hà Nội cho phép thương phế binh hai miền Nam Bắc cộng tác xây dựng Đài Tưởng niệm Liệt sỹ với hai màu cờ tại Hà Nội và Sài Gòn. Nếu ý kiến này được chính phủ chấp nhận, chúng tôi tại hải ngoại sẽ quyên góp tài chánh về xây dựng tượng đài.
Ẩn danh
Tôi thấy dân tộc ta có câu "nghĩa tử là nghĩa tận". Đó là nói, còn giữa nói và thực hiện có một khoảng cách rất xa. Tôi hiện sống ở Hungary và một lần đi qua nghĩa trang của lính Đức phát xít được người Hung chăm sóc rất tử tế, du khách người Đức cũng vào đó đặt hoa.
Đi đến một đoạn nữa thì thấy khu nghĩa trang của lính Hồng Quân, trên tượng đài còn có cờ búa liềm hẳn hoi. Tôi không biết người Hung có câu nào như ta, "nghĩa tử là nghĩa tận không". Vừa rồi tôi đọc báo, thấy chính phủ họ còn ra một sắc lệnh về nghĩa trang cho lính các quốc gia đã bị giết trong chiến tranh thế giới lần I và II, đại ý là không phân biệt về chính trị mà tôn trọng tất cả, vì họ đều là những người lính.
Tùng, Cần Thơ
Không nên chính trị hoá việc làm này. Phải làm càng sớm càng tốt vì thể hiện cái đạo làm người.
Young
Tôi là con của một người lính VNCS. Bản thân ba tôi cảm thông đối với những người quốc gia VNCH. Cũng ra trận cả, ở đó không có sự lựa chọn, giết nhau để mà sống, dẫu là anh em một nhà.
Ba tôi là thương binh hạng 4/4, lúc tôi vào học ĐH được giảm học phí một nửa. Trong lớp cũng có nhiều người là con của những người lính VNCH khi xưa, nhà họ rất nghèo, lại mang tiếng ngụy. Có lần uống cà phê, tôi nhìn thấy một chú, cụt cả hai chân, tôi hỏi chú thương binh hạng 1 hả, chú cười bảo chú là "lính ngụy", làm sao được là thương binh hạng mấy hả cháu. Quả thật tôi rất buồn.
Cuộc chiến 55-75, dù có lý luận gì đi nữa thì hai miền cũng đã huynh đệ tương tàn, giết nhau bằng súng AK47 của LX và M16 của Mỹ mà thôi.

 Tôi xin nói lời ủng hộ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với quyết định của ông. Ông nên có những quyết định táo bạo hơn nữa.
Young

Tôi thấy mấy kẻ không ra chiến trường lại hay nói lý luận lý tưởng và kỳ thị này kia, chứ những người lính trực tiếp trải qua cuộc chiến như ba tôi lại khác. Ngay như tướng Nguyễn Chuông, một người cả cuộc đời chỉ có đánh trận, thế mà vẫn gọi người VNCH là "những người anh em".
Nhân đây tôi xin nói lời ủng hộ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với quyết định của ông. Ông nên có những quyết định táo bạo hơn nữa, có lợi cho dân tộc. Những người trẻ tuổi như tôi rất tin vào ông.
Đỗ Minh Nam, Việt Nam
Bất hạnh cho đất nước ta là hai nửa nước chia làm hai miền, chính quyền mỗi miền theo một ý thức hệ đối kháng. Thế là nước ta thành bãi chiến trường của hai phe phải "một mất một còn" với nhau.
Rất nhiều nước bị chia cắt như vậy và phần thắng có thể thuộc phe này hay phe kia. Ở VN thì phần thắng thuộc phe theo ý thức hệ CS và kết quả là như ngày nay. Chiến sĩ hai bên đều hết lòng chiến đấu vì "lý tưởng" của mình, đều anh dũng, quả cảm, đều căm thù cao độ đối với bên kia.
Kết quả là nhiều triệu thanh niên chết, nhiều triệu mất tích, nhiều triệu gia đình thương đau, 30 năm không thể hoà giải và hoà hợp. Xin các bạn nói thêm: Hoà giải và hoà hợp thì cái nào phải làm trước, bên nào phải làm trước?
Lê Hữu Anh, Quảng Nam
Nếu đã nói hòa hợp hòa giải dân tộc thì chỉ thị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là rất đúng. Cuộc chiến nào cũng vậy, không tham gia bên này thì phải tham gia bên kia. Tôi hoàn toàn hoan nghênh
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định vì chúng ta là anh em một nhà Việt Nam cả.
Trần Nguyễn Hiển Thiện, Cần Thơ
Tôi đi tìm những linh hồn
Chết vì lý tưởng bảo tồn ước mơ
Hy sinh cho mỗi màu cờ
Khổ đau tủi nhục còn chờ khai sinh

No comments:

Post a Comment